Lắng nghe những lời chỉ trích không bao giờ là dễ dàng. Để người khác đánh giá chúng ta là ngu ngốc, hư hỏng, xấu xí hoặc khó ưa là một trong những điều khó có thể chấp nhận nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự tác động của những lời chỉ trích luôn khác nhau đối với mỗi người, nhất là khi nó phụ thuộc vào một chi tiết không ngờ tới: “Tuổi thơ của chúng ta”.
Chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận, nhưng cũng có thể phản ứng mạnh mẽ hay cảm thấy tổn thương trước những lời chỉ trích. Những điều đó đều có nguồn gốc từ quá trình chúng ta được nuôi nấng từ người ba người mẹ chăm sóc ta. Cách họ đối xử với chúng ta trở thành cái gương để ta soi xét bản thân mình. Nhận được sự yêu thương từ ba mẹ, một đứa trẻ sẽ trở nên bao dung hơn với những vết nứt trong con người không hoàn hảo, khi mà chúng vẫn chưa thể tự xây dựng niềm tin vào bản thân.
Chúng ta dựa dẫm vào sự quan tâm và được trân trọng bởi người khác như một cơ chế bảo vệ ta khỏi sự khắc nghiệt sau này của thế giới. Không nhất thiết phải được nhiều người yêu thích vì tình yêu vô điều kiện từ một người là đã quá đủ rồi. Nếu ngay từ nhỏ ta không được đáp ứng nhu cầu yêu thương và chấp nhận thì dù nhận được sự ngưỡng mộ của hàng triệu người sẽ không bao giờ đủ thuyết phục để ta thấy được mặt tốt của bản thân. Và như vậy, lời miệt thị lại dễ dàng len lỏi vào trong tâm trí của ta.
Tuổi thơ bất hạnh khiến chúng ta có xu hướng tìm kiếm sự đồng tình từ thế giới bên ngoài, nhưng đồng thời ta không thể tránh khỏi việc nghe được những lời chỉ trích. Những thiếu thốn về mặt cảm xúc, đánh mất đi giá trị bản thân khiến một câu hỏi cứ liên tục lẩn quẩn trong đầu chúng ta:
“Tôi có xứng đáng được tồn tại không?”
Đây cũng là lý do tại sao nhiều người bất chấp tất cả để trở nên nổi tiếng và thành công. Nhưng khi đứng trên đỉnh cao cuộc sống, thế giới cũng không bao giờ có thể bù đắp cho họ, vẫn sẽ luôn có những người bất đồng chính kiến và sự chỉ trích đến từ những con người đã quá bị vùi dập bởi quá khứ của chính họ để có thể đối xử tốt với người khác. Đám đông dù có nhiệt tình thế nào thì những lời phê phán cay nghiệt luôn vang vọng nhất.
Trong quá trình này, chúng ta có thể nhận thấy rằng biểu hiện tốt của việc dạy con là khi đứa trẻ không cần tình thương từ nhiều người để biết rằng chúng đáng được trân trọng. Không phải tất cả chúng ta có cùng phản ứng khi bị chỉ trích. Một số người trong chúng ta, chỉ nghe thấy thông điệp bên ngoài:
“Chỉ tiêu công việc kém hơn tháng trước.”
“Em phải cố gắng hơn nữa.”
“Cuốn sách/bộ phim/bài hát của anh không đủ xuất sắc”
Những lời nói ấy nhiều người có thể chấp nhận được. Vậy còn những người mang theo ‘vết thương lòng’? Sự chỉ trích đánh sâu vào vết nứt đã sớm hình thành từ thời thơ ấu, cậy mở nó và càng lúc càng lan rộng đến mức không thể kiểm soát được.
Chúng ta bỗng không thể phân biệt được ta đang ở thời điểm nào, quá khứ hay hiện tại; người sếp hoặc đồng nghiệp không thân thiện sẽ trở thành bậc cha mẹ nghiêm khắc khiến ta sợ hãi hơn là kính trọng. Làm không tốt công việc thì chúng ta là một kẻ thất bại, không đáng được coi trọng, là một người tồi tệ nhất trên thế giới. Vì đó là cảm giác mà đứa trẻ trong chúng ta từng trải qua.
Biết rõ hơn về tuổi thơ của chúng ta có thể cung cấp cho ta sự bảo vệ để chống lại những tác động của lời chỉ trích. Chúng ta sẽ nhận ra những tổn thương trong quá khứ ảnh hưởng cách chúng ta tiếp nhận sự chỉ trích từ người xung quanh. Một khi ta hiểu được những sai lầm từ thuở nhỏ không phải do lỗi ta gây nên để có thể tập tha thứ cho bản thân. Chúng ta không thể ngăn chặn sự chỉ trích phê phán của thế giới, nhưng chúng ta có thể – thông qua quá trình khám phá quá khứ của mình – thay đổi ý nghĩa và cách chúng ta tiếp nhận những lời chỉ trích.
Quan trọng hơn hết, chúng ta ai cũng có cơ hội thứ hai: chúng ta có thể quay lại và chữa lành những vết nứt trên mặt gương người khác để lại trong ta. Chúng ta có thể tâm sự với người bạn hay tìm một nhà tâm lý chuyên môn đủ khả năng giúp chúng ta hiểu rằng: Giống như mọi người, dù chúng ta có sai sót hay mang những vết thương thế nào, chúng ta đều xứng đáng với sự hiện hữu của chính mình.
Link gốc: Criticism When You’ve Had a Bad Childhood
—————
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN/THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
1. Hotline: 0828 77 22 33
2. Website: https://mindcare.vn/
3. Gmail: tamlymindcare@gmail.com
ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
1. Hotline: 0877 16 33 66
2. Website: https://mindcare.vn/
3. Gmail: tamlymindcare@gmail.com