1.Tham vấn tâm lý là gì? Tư vấn tâm lý khác gì với tham vấn tâm lý?

Chúng ta vẫn thường nghe quen tai với cụm từ “tư vấn tâm lý”, tuy nhiên  với những người làm chuyên môn thì sẽ sử dụng cụm từ “tham vấn tâm lý”. Vì tư vấn và tham vấn có bản chất khác nhau.

– Tư vấn là cuộc trò chuyện giữa một “chuyên gia” với một người đang cần được trợ giúp. Người “chuyên gia” sẽ định hướng và đưa ra lời khuyên, người đang cần được trợ giúp sẽ suy nghĩ hoặc hành động theo sự chỉ dẫn của “chuyên gia”. Vị “chuyên gia” sẽ ở vị thế cao hơn so với người đang cần được trợ giúp.

– Tham vấn là một tiến trình làm việc mà ở đó, thông qua cuộc trò chuyện nhà tham vấn giúp thân chủ tự sáng tỏ được vấn đề của chính mình, cùng thân chủ xem xét các giải pháp khả thi và giúp thân chủ tự đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Nhà tham vấn tin rằng thân chủ luôn có khả năng giải quyết tốt các vấn đề của mình và công việc của nhà tham vấn là khơi dậy tiềm năng, sức mạnh đó trong thân chủ. Với niềm tin đó, nhà tham vấn coi thân chủ có vị trí ngang bằng như mình và là một người đồng hành cùng thân chủ trong việc giải quyết vấn đề của họ.

2.Quy trình đặt lịch tham vấn tâm lý diễn ra như thế nào?

Bước 1: Đặt lịch hẹn qua Website: mindcare.vn hoặc nhắn tin qua Facebook: https://www.facebook.com/mindcare.vn

Bước 2: Chờ MindCare xác nhận lịch làm việc

Bước 3: Chuyển khoản 100% phí dịch vụ để xác nhận đặt lịch

Bước 4: Làm việc với nhà tâm lý theo đúng lịch hẹn

 

3.Tại sao lại gọi là thân chủ và không gọi là bệnh nhân?

Trước hết, nhà tham vấn không phải là bác sĩ hay “bác sĩ tâm lý” như mọi người vẫn thường gọi. Hơn nữa, nhà tham vấn không nhìn nhận thân chủ như những người đang mang bệnh và cần phải điều trị. Vấn đề mà thân chủ đang gặp phải chỉ là một phần trong toàn bộ con người và đời sống của họ. Vì vậy, nhà tham vấn muốn làm việc với con người của thân chủ, tạo điều kiện để họ phát huy tiềm năng vốn có của mình thay vì chỉ tập trung vào vấn đề mà thân chủ đang gặp phải và chữa khỏi nó.

4.Khi nào thì tôi nên đi tham vấn tâm lý?

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy bản thân mình “không ổn”, có điều gì đó đang ngăn trở sự phát triển lành mạnh của bản thân bạn. Đó có thể là rất rõ ràng như trầm cảm, lo âu, bạn đang có hành vi tự hại, căng thẳng hay những vấn đề trong cuộc sống thường ngày như chuyện tình cảm, bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp, áp lực công việc hay nuôi dạy con cái…

Chúng tôi không nghĩ rằng bạn cần phải có một lý do cụ thể nào đó mới cần tìm đến nhà tham vấn. MindCare luôn sẵn sàng và mong muốn được đồng hành cùng bạn, khi bạn cảm thấy chơi vơi, cần một nơi để bạn được lắng nghe, được chia sẻ những tâm sự mà bạn khó có thể nói ra với những người thân quen.

5.Có chắc là nhà tham vấn sẽ giúp được tôi không? (Nhà tham vấn sẽ làm gì để giúp tôi?)

Tham vấn là một hoạt động trợ giúp tâm lý và phải diễn ra dựa trên sự cố gắng của cả 2 bên. Nhà tham vấn cố gắng để tạo ra một không gian an toàn, tin tưởng và cố gắng trợ giúp bạn để tháo gỡ những rắc rối của mình trên cơ sở bạn cởi mở chia sẻ câu chuyện của mình và cho phép nhà tham vấn có cơ hội được hiểu hơn về bạn.

MindCare luôn nỗ lực để đem đến cho bạn trải nghiệm tham vấn chuyên nghiệp và hiệu quả nhất có thể. Và đồng thời sự chủ động và mong muốn được giải quyết vấn đề của mình xuất phát từ chính bạn cũng là yếu tốt quyết định tới kết quả của quá trình tham vấn. Hay nói cách khác, chúng tôi không thể làm được gì nếu trong chính bạn không thực sự sẵn sàng cho việc thay đổi và giải quyết vấn đề của mình. 

6.Tôi nên chuẩn bị gì trước khi tham vấn?

Hãy là chính bạn! Sẽ tốt hơn và thật đáng trân trọng nếu bạn đem đến một tâm thế cởi mở và thoải mái. MindCare luôn nỗ lực để tạo cho bạn một không gian an toàn, tin tưởng, chật thật mà không có bất kì sự phán xét hay đánh giá nào với mong muốn được hiểu hơn về bạn, về những trải nghiệm của bạn.

Bởi chúng tôi hiểu rằng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã phải đóng nhiều vai khác nhau và không dễ dàng để bạn có thể được sống là chính mình. Vì vậy, MindCare hy vọng rằng bạn có thể thoải mái cởi bỏ những vai đã khiến bạn phiền lòng và hãy là chính bạn như bạn vẫn là.

7.Buổi tham vấn sẽ diễn ra như thế nào?

MindCare có các hình thức tham vấn như trực tuyến (online) và trực tiếp. Dù được thực hiện theo hình thức nào thì vẫn được diễn ra là cuộc trò chuyện giữa bạn và nhà tham vấn.

8.Có dấu hiệu nào để cho tôi biết là tôi đã gặp đúng người và vấn đề của tôi đang được giải quyết?

Khi bạn cảm thấy thực sự thoải mái và cởi mở để chia sẻ mọi cảm xúc, suy nghĩ và việc bạn đã từng làm với nhà tham vấn mà không lo sợ có bất cứ sự đánh giá hay phán xét nào.

Khi bạn có thể chấp nhận những điều đã xảy đến với mình như một thực tế nó vốn là, không né tránh, không bóp méo, không nổi giận… khi nghĩ về nó.

Khi bạn có thể sẵn sàng đối diện với vấn đề của mình và cởi mở hơn với những trải nghiệm mới đang chờ bạn ở phía trước, cảm thấy bản thân mạnh mẽ hơn.

Đó là những dấu hiệu có thể nói lên rằng bạn đang tự hóa giải được những vấn đề của chính mình, sức mạnh nội tại trong bạn đang được khơi dậy!

9.Những thông tin mà tôi chia sẻ có được giữ bí mật không?

Bảo mật thông tin của thân chủ và khách hàng cũng chính là nguyên tắc làm việc của MindCare, vì vậy, bạn có thể yên tâm về điều này. Chúng tôi sẽ không tự ý tiết lộ thông tin mà không có sự cho phép của bạn.

Trong trường hợp có yêu cầu của Cơ quan chức năng, MindCare bắt buộc phải hợp tác và cung cấp thông tin, dù vậy chúng tôi vẫn sẽ báo trước cho bạn về việc này.

10.Tôi có được biết về nhà tham vấn của mình không?

MindCare đã công khai hồ sơ của tất cả các nhà tham vấn. Bạn có thể tham khảo và tự lựa chọn nhà tham vấn cho mình.

Hoặc nếu bạn tin tưởng và muốn chúng tôi lựa chọn giúp bạn dựa trên sự hiểu biết về nhà tham vấn của mình, chúng tôi cũng sẽ thông báo trước với bạn về người sẽ trợ giúp cho bạn và được sự đồng ý của bạn.

11.Tôi sẽ gặp nhà tham vấn bao lâu một lần?

Thông thường, nhà tham vấn và thân chủ sẽ gặp nhau 1 lần/tuần.

Tuy nhiên, sẽ phụ thuộc vào tình hình và vấn đề của bạn mà nhà tham vấn và thân chủ sẽ trao đổi với nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

12.Một phiên tham vấn sẽ kéo dài bao lâu?

Một phiên tham vấn sẽ kéo dài trong khoảng 60-90 phút. Dù vậy, bạn có thể kết thúc sớm hơn bất cứ khi nào bạn muốn.

13.Tôi có thể thanh toán phí tham vấn bằng cách nào?

Với các hình thức tham vấn/trị liệu: Bạn cần thanh toán chuyển khoản 100% phí tham vấn trước ít nhất 24h diễn ra buổi tham vấn trừ một số trường hợp đặt lịch gấp, chi tiết liên hệ với MindCare qua Messenger hoặc hotline 0866135885 để được giải đáp

14.Nếu tôi có việc đột xuất và cần thay đổi lịch hẹn thì cần làm như thế nào?
  • MindCare sẽ chuyển lịch sang ngày khác phù hợp hơn và không thu thêm phí nếu: (1) Thân chủ gặp sự kiện bất khả kháng (như thiên tai, ngập lụt, dịch bệnh, tai nạn); (2) Thân chủ thông báo dời lịch/hủy lịch với MindCare trước ít nhất 3h làm việc với phiên làm việc trực tiếp và trước ít nhất 2h  làm việc với phiên làm việc trực tuyến so với lịch hẹn (giờ làm việc của MindCare: từ 8h30 – 12h và 13h30  –  17h30 từ thứ  2 đến thứ 6;
  • Nếu tôi quên lịch, huỷ lịch sát giờ làm việc <2h làm việc hoặc đến muộn quá 15 phút (kể từ khi phiên làm việc bắt đầu) thì tôi có hai lựa chọn:

+ Một là:  Buổi làm việc bắt đầu như khung giờ đã hẹn, tôi tiếp tục phiên làm việc với thời lượng ngắn hơn 60 phút; hoặc trả phí quá giờ nếu phiên làm việc quá 75 phút (ca tham vấn cá nhân) hoặc quá 90′(ca tham vấn cặp đôi);

+ Hai là: Phiên làm việc được tính là hủy lịch không báo trước, tôi không làm việc với nhà tâm lý và sẽ không được hoàn trả phí chuyển khoản trước của buổi tham vấn.