NGÔN NGỮ ẨN GIẤU CỦA SỰ IM LẶNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Có lẽ, chúng ta thường bỏ qua sự im lặng, nhưng thực tế thì nó lại có sức mạnh to lớn trong các mối quan hệ. Nó có thể đóng vai trò như một tấm màn khói, che giấu những xung đột và căng thẳng âm ỉ bên dưới bề mặt. Trong bài đăng này, chúng ta hãy đi sâu vào sự phức tạp của ‘im lặng’, khám phá các hình thức khác nhau của nó và tác động của nó đối với các cặp đôi đang trải qua xung đột. Thông qua câu chuyện của John và Sarah, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những thách thức do sự im lặng gây ra và liệu những liệu pháp tâm lý có thể hỗ trợ được gì trong các trường hợp này. 

1. Bức màn căng thẳng: Khi sự im lặng lên tiếng

Đôi khi, sự im lặng có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn cả lời nói. Nó có thể phản ánh sự căng thẳng và xung đột cơ bản trong một mối quan hệ. John và Sarah ngồi đối diện nhau trong căn phòng, sự im lặng của họ trở nên căng thẳng hơn bất kỳ từ ngữ nào có thể diễn đạt. Bên dưới vẻ tĩnh lặng ấy có những điều họ đang che giấu, và mỗi người trong họ đang giữ lại những tâm tư riêng mình.

Họ không nói chuyện với nhau, thay vào đó, họ dành thời gian để suy xét nội tâm và xử lý những xung đột bên trong họ. Trong suy tư, họ có thể trải qua một cuộc “cãi vã”, mỗi người cố gắng thể hiện lý lẽ của mình là đúng.

Sự im lặng không chỉ tạo ra một không gian căng thẳng, bất an và giận dữ sôi sục, nó còn nhấn mạnh khoảng cách giữa họ. Khoảng cách về mặt cơ thể và tinh thần giữa họ ngày càng lớn hơn, làm cho việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Tình hình này cần một phương pháp để làm dịu sự căng thẳng và thu hẹp khoảng cách giữa họ. Thông qua giao tiếp cởi mở và sự hiểu biết lẫn nhau, họ có thể nỗ lực để giải quyết những xung đột tiềm ẩn và tạo điều kiện cho mối quan hệ phát triển.

2. Những hình dáng khác nhau của sự im lặng

Sự im lặng có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng mang theo những tình huống và ý nghĩa riêng biệt. Có sự im lặng đáng lo ngại xuất hiện sau cuộc cãi vã, khi những lời nói không được bày tỏ và để lại những vết thương khó lành. Có sự im lặng là do cố ý, trong đó một trong hai người cố tình không giao tiếp, có thể là để kiểm soát hoặc trừng phạt đối phương. John và Sarah thể hiện một dạng im lặng né tránh, trong đó họ tránh đối mặt trực tiếp với những vấn đề nhạy cảm, có lẽ vì sợ sự xung đột. Cuối cùng, những vấn đề này chồng chất lên nhau cho đến khi chúng bùng nổ và John lẫn Sarah nhận thấy rằng mình không thể giải quyết chúng khi chúng xuất hiện cùng một lúc. Ở đây, thông qua tham vấn tâm lý có thể giúp cặp đôi học cách đối diện với những vấn đề không mong muốn và giải quyết chúng khi chúng xuất hiện, thay vì im lặng cho đến khi chúng bùng nổ đột ngột và không thể kiểm soát.

3. Câu chuyện ‘trầm cảm-lo âu’ về những lời chưa được tỏ

Mỗi cá nhân trong một mối quan hệ đôi khi sẽ lo lắng về hậu quả của việc giao tiếp, và vì vậy, họ có thể sử dụng sự im lặng như một cách để tránh những phản ứng tiêu cực có thể có từ đối phương. John đang trải qua khó khăn với chứng trầm cảm và thường gặp khó khăn khi muốn thể hiện cảm xúc, do đó anh chui rúc vào thế giới nội tâm của mình. Trong khi đó, chứng lo âu xã hội của Sarah khiến cô tránh xa các cuộc trò chuyện khó khăn. Cô sợ bị phán xét. Sự im lặng của cả hai trở thành một bức tường lửa ngăn cách, khiến cho họ không thể đối diện và hỗ trợ lẫn nhau, mặc dù cả hai đều cần được hiểu và hỗ trợ từ đối phương.

Trong tình huống này, liệu pháp trị liệu có thể tạo ra một môi trường an toàn cho họ, nơi họ có thể học cách hỗ trợ lẫn nhau, thể hiện và khám phá cảm xúc của mình thông qua lời nói, và phát triển các kỹ năng giao tiếp lành mạnh. Điều này có thể giúp họ thấu hiểu tốt hơn về nhau và tạo ra những cuộc giao tiếp hiệu quả hơn trong mối quan hệ của họ.

4. Im lặng như một công cụ quyền lực

Sự im lặng thường được sử dụng để kiểm soát hay thậm chí đe dọa trong mối quan hệ, và nó có thể gây cản trở trong giao tiếp. Khi John cảm thấy có điều gì đó không ổn, anh dũng cảm hỏi Sarah, “Có chuyện gì vậy?” Tuy nhiên, Sarah đáp lại bằng sự im lặng có chủ đích, khiến John cảm thấy lo lắng và bất an. Anh không biết chính xác điều gì đang diễn ra trong tâm trí của Sarah. Điều này tạo ra một sự mất cân bằng trong mối quan hệ, khi Sarah sử dụng sự im lặng để thiết lập quyền lực đối với John và khiến anh ta tự cảm thấy mình phải giải quyết vấn đề một mình.

Trong tình huống như vậy, liệu pháp trị liệu có thể cung cấp một không gian an toàn và trung lập, nơi các tình huống thể hiện quyền lực có thể được tạm dừng. Tạo điều kiện cho cả hai người nhận ra tác động tiêu cực của chiến thuật này. Nó cũng có thể giúp họ khám phá và thiết lập kết nối thực sự với nhau ở mức độ sâu hơn, thay vì cố gắng đánh bại hay kiểm soát đối phương.

Tóm lại, sự im lặng có thể trở thành một yếu tố đáng gờm trong các mối quan hệ, khi nó che giấu xung đột và tạo ra căng thẳng. Thông qua trị liệu, những cá nhân như John hay Sarah có thể thoát khỏi sự kìm kẹp của im lặng, biến nó thành một cơ hội để khám phá và hiểu sâu sắc hơn về nhau. Họ đối xử với nhau bằng sự đồng cảm, học cách xoa dịu căng thẳng khi nó tích tụ và vượt qua nỗi sợ hãi riêng tư của mỗi người.

#sự_im_lặng #giao_tiếp_trong_mối_quan_hệ #cải_thiện_mối_quan_hệ #trị_liệu_tâm lý

#silenceinrelationships #communicationinrelationships #improvingrelationships #psychotherapy

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-psychology-of-relationships-and-emotional-intelligence/202310/the-hidden-language-of

————–

(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——

💁‍♀️Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia MindCare: https://www.facebook.com/groups/908586050050211

🌈Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:

☎️ 0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)

📧 tamlymindcare@gmail.com

📲 https://mindcare.vn/