LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢM THẤY HẠNH PHÚC HƠN TRONG CÔNG VIỆC?

Công việc nên là một nơi mọi người có thể tìm thấy niềm đam mê của họ. Điều này có nghĩa là, họ có thể cảm thấy bị thách thức, phát triển những kỹ năng của mình, đạt được mục tiêu nghề nghiệp, và trên con đường đó có được một mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết.

Trên thực tế, một phần ba nhân viên cực kỳ căng thẳng hoặc bị kiệt sức, đại đa số mọi người không hài lòng với công việc của mình, và một phần ba còn lại đang tích cực tìm kiếm công việc mới tại bất kỳ thời điểm nào đó. Đối với nhiều người, họ không có sẵn các lựa chọn khác thay thế công việc của mình, hoặc họ tiếp tục ở lại bởi vì một số khía cạnh họ thích nhưng không có những khía cạnh khác. Tuy vậy, khi mọi người ở lại, điều đó có thể khiến họ không vui vẻ hay tệ hơn là kiệt sức.

Vì vậy, Bạn có thể làm gì để cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc của mình?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ mong muốn của bạn trong vị trí công việc này. 

Sau đó, bạn cần hiểu mình đang có sẵn những nguồn lực nào.

Ví dụ, những nguồn lực có thể là khả năng đưa ra quyết định, các công cụ, công nghệ, hỗ trợ giám sát, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, sắp xếp công việc linh hoạt,…

Sau đó xác định chúng vào 1 trong 3 nhóm dưới đây:

(a) nếu bạn đang sử dụng nguồn lực của mình

(b) nếu bạn đang sử dụng chúng một cách tối đa, và

(c) nếu bạn sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất

Kế tiếp, xác định nơi bạn có thể tự thay đổi những nguồn lực này.

Làm thế nào bạn có thể điều chỉnh mong muốn hoặc sử dụng những nguồn lực của mình tốt hơn?

Mục tiêu cuối cùng của bạn phải là đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của mình.

Đó là, bạn muốn cảm thấy như bạn đang:

(a) có khả năng, hay thậm chí là thành thạo các thành phần trong công việc của bạn

(b) cảm thấy rằng bạn có tiếng nói trong công việc của mình và ý kiện của bạn được cân nhắc

(c) cảm thấy bạn nhận được sự hỗ trợ của những người xung quanh khi bạn cần.

Nếu có sự thay đổi lớn và bạn cần phải thay đổi phạm vi công việc của mình, điều đó sẽ yêu cầu lãnh đạo của bạn hoặc phòng nhân sự thảo luận về việc điều chỉnh vị trí công việc của bạn.

Tuy nhiên, nhiều thay đổi sẽ là những điều nhỏ mà bạn có thể tự điều chỉnh. Cụ thể, bạn có khả năng điều chỉnh các khía cạnh trong vai trò của mình chẳng hạn như nhiệm vụ bạn đang làm, các mối quan hệ ở nơi làm việc, và cách tư duy bạn có xung quanh công việc.

Làm thế nào bạn có thể cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc?

Điều chỉnh nhiệm vụ, các mối quan hệ, và tư duy của bạn để cảm thấy hài lòng hơn trong công việc.

Nhiệm vụ

Hãy tự hỏi bản thân, bạn thích những công việc gì? Xếp hạng nhiệm vụ của bạn từ nhiều nhất đến ít thích nhất. Đây không nhất thiết phải là những điều bạn giỏi, nhưng chúng có thể là như vậy. Sau đó, hãy tự hỏi bản thân “làm thế nào tôi có thể thực hiện nhiều công việc thú vị hơn này?” Điều này có thể có nghĩa là bạn bỏ qua các nhiệm vụ khác bằng cách ủy quyền, điều chỉnh, thiết kế lại chúng, v.v.

Nếu bạn không thể xóa / ủy quyền hoặc điều chỉnh các nhiệm vụ, hãy cố gắng thay đổi khi bạn thực hiện chúng. Có lẽ bạn để dành những công việc thú vị của mình để khi cần ‘đón bản thân’ để thoát khỏi căng thẳng. Ví dụ, nếu đến thứ Sáu, bạn thường cảm thấy mệt mỏi, hãy lên lịch vào các buổi chiều thứ Sáu mỗi tuần để làm công việc thú vị.

Các mối quan hệ

Những mối quan hệ tốt ở nơi làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn và hỗ trợ bạn giải các vấn đề trong tương lai. Nếu như bạn phải đối mặt với xung đột với ai đó, hãy dành thời gian để hàn gắn mối quan hệ với họ.

Việc xây dựng các mối quan hệ mới hoặc những mối quan hệ gần gũi trong công việc cũng rất quan trọng. Tìm kiếm những người trong những bộ phận khác có liên quan đến công việc bạn đang làm. Hiểu rõ hơn về công việc của họ và hướng dẫn họ công việc của bạn. Điều này giúp xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và cho phép bạn cùng nhau quyết định làm thế nào để quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ hơn.

Thêm vào đó, tình bạn chân thành sẽ giúp bạn hào hứng đi làm hơn. Tìm kiếm những người có cùng sở thích hoặc những người mà bạn nghĩ rằng có thể hòa hợp, để bạn có người tâm sự khi cảm thấy căng thẳng.

Tư duy

Cuối cùng, đôi khi chúng ta tự đặt ra những áp lực không đáng có khiến chúng ta cảm thấy không vui vẻ. Có lẽ đây là những kỳ vọng không thực tế, nỗi sợ thất bại và tránh phải thay đổi. Thay đổi suy nghĩ của chúng ta là một việc rất khó nhưng cần thiết.

Ví dụ, bạn có phải là một người cầu toàn, người đọc đi đọc lại điều gì đó ba lần trước khi gửi nó đi? Có thể một hoặc hai lần là đủ. Hoặc có lẽ bạn cảm thấy cần phải trả lời email ngay lập tức.

Nhìn chung, nhận ra rằng nếu có việc gì khẩn cấp, mọi người sẽ gọi cho bạn, vì thế một email không cần phải trả lời ngay lập tức sẽ giúp bạn giải phóng nỗi lo lắng về việc phải liên tục duy trì sự kết nối.

Ngoài ra, có thể sự thay đổi tư duy cần thiết là một cái gì đó lớn hơn. Có lẽ bạn cần phải thay đổi toàn bộ khái niệm về công việc của bạn. Ví dụ, có thể bạn cảm thấy công việc của mình thật nhàm chán vì tất cả những gì bạn làm là nhập số liệu vào hệ thống. Tuy nhiên, việc nhập thông tin một cách chính xác và nhanh chóng có thể thực sự là để tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, những người là nguồn sống của công ty. Việc này biến nhiệm vụ trở thành một điều gì đó lớn hơn và trở nên hoàn thiện hơn so với việc nhập dữ liệu.

Nhìn chung, để giúp bạn tìm thấy nhiều niềm vui hơn trong công việc, hãy xác định điều khiến bạn hạnh phúc là gì và điều chỉnh công việc của bạn nhiều nhất có thể trong tầm kiểm soát. 

Bạn đã sẵn sàng để điều chỉnh nhiệm vụ, những mối quan hệ và tư duy của mình để trở nên hạnh phúc hơn trong công việc chưa?

Nếu cảm thấy cần được hỗ trợ để giải quyết những stress cũng như khúc mắc và xung đột các mối quan hệ trong công việc, hay đăng ký Dịch vụ Tâm Lý Trong Doanh nghiệp của MindCare: https://mindcare.vn/dich-vu-tam-ly-cho-doanh-nghiep/

Nguồn: https://themindsjournal.com/how-to-be-happier-with-work/

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:

☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/