Tiến trình đương đầu và giải quyết những vấn đề là một việc khổ sở, đó chính là điều làm cho cuộc đời khó khăn. Các vấn đề, do bản chất của chúng, gợi lên trong chúng ta sự hụt hẫng, đau buồn, buồn rầu, cô đơn, mặc cảm, hối tiếc, giận dữ, sợ sệt, lo lắng, khổ não, tuyệt vọng. Đây là những cảm xúc khó chịu, thường rất khó chịu, thông thường cũng đau đớn như một cái đau thể xác, đôi khi cũng bằng cái đau thể xác tệ hại nhất. Thật vậy, chính bởi sự đau khổ mà các sự việc hoặc các xung đột nảy sinh trong tất cả chúng ta nên chúng ta gọi chúng là những vấn đề. Và vì cuộc đời đặt ra muôn vàn vấn đề, nên cuộc đời luôn luôn khó khăn và đầy đau khổ và niềm vui.
… Vì sợ đau khổ rắc rối, đa số chúng ta, không nhiều thì ít, đều cố tránh những vấn đề. Chúng ta chần chừ, hy vọng chúng sẽ qua đi. Chúng ta không biết đến chúng, quên chúng, giả vờ như chúng không có. Thậm chí chúng ta dùng đến thuốc để giúp chúng ta không biết đến chúng, để tự làm nhẹ bớt nỗi đau. Chúng ta có thể quên những vấn đề gây ra nỗi đau đó. Chúng ta cố gắng lòng vòng những vấn đề hơn là trực diện với chúng. Chúng ta cố thoát ra hơn là chịu đựng thông qua chúng.
… Khuynh hướng tránh né các vấn đề và nỗi khổ sở gắn liền với chúng ta là cơ sở chính yếu của mọi thứ bệnh tâm trí của con người…. Trong bất cứ trường hợp nào, khi chúng ta tránh né nỗi khổ chính thức do các vấn đề gây ra thì chúng ta cũng đang tránh sự trưởng thành mà các vấn đề ấy đòi hỏi nơi chúng ta. Đó là lý do tại sao khi bị bệnh tâm trí chúng ta ngừng trưởng thành, chúng ta trở nên chựng lại.
Trích “Hành trình trưởng thành đích thực” – M. Scott Peck (Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống dịch)
(Tên sách tiếng Anh: “The road less traveled”)
Ảnh: Pinterest
—————-
#Khổ_đau
#Đối_diện #Né_tránh
#Tổn_thương
#Chữa_lành
#Trưởng_thành
#Tham_vấn_Trị_liệu_tâm_lý
#MindCare