5 CÁCH ĐỂ THOÁT KHỎI SUY NGHĨ TIÊU CỰC

Nếu bạn muốn sống một cuộc sống trọn vẹn, và trở thành một phiên bản hạnh phúc nhất và tuyệt vời nhất của chính mình, bạn cần phải loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực. 

Những suy nghĩ tiêu cực sẽ không thể làm tổn hại tới chúng ta nếu chúng ta biết loại bỏ nó kịp thời.  Thêm vào đó, những suy nghĩ tiêu cực không định nghĩa con người chúng ta. Nó hoàn toàn không nói lên tính cách và con người chúng ta. 

Những suy nghĩ tiêu cực được tạo ra từ những biến cố và những vấn đề không lường trước được trong đời bạn vì khi bạn nghĩ tiêu cực, những hành động của bạn sẽ thực hiện theo những suy nghĩ ấy. “Đủ lượng thì sẽ biến đổi chất”. Có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực nhất định sẽ gây nên hành động có kết quả như vậy. 

Suy nghĩ của bạn có thể khiến bạn trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của bạn. May mắn thay, chúng ta có quyền lựa chọn suy nghĩ của mình.  Những suy nghĩ tiêu cực có thể tồn tại trong thời gian dài, chúng ta vẫn có thể kiềm chế hoặc thay đổi chúng bằng cách áp dụng một số thói quen ‘lành mạnh cho tâm trí’.

Dưới đây là 5 cách để thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực:

1. Quan sát quy nghĩ

Khi những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu bao trùm lấy tâm trí bạn, chỉ cần bạn nhận diện chúng trong tâm trí và quan sát suy nghĩ đó. Điều này giống như bạn sẽ ngồi trên ghế trên ban công nhà mình vào tháng 6 và ngắm nhìn những đám mây khi chúng thể hiện ra dưới những hình thức khác nhau.

Theo các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần, những suy nghĩ tiêu cực là kết quả của những kiểu suy nghĩ phi lý trí. Bạn cần thuốc hoặc một số liệu pháp giảm thiểu điều nay nhưng trước hết bạn cần ngồi lại và quan sát khi những suy nghĩ này diễn ra.  Khi bạn làm điều này, bạn sẽ không cho phép bất kì khoảng trống nào để suy nghĩ tiêu cực tiếp theo xuất hiện. 

2. Tránh suy nghĩ quá nhiều

Nghĩ đi nghĩ lại về một vấn đề sẽ không giải quyết được vấn đề đó. Trừ khi bạn nỗ lực, nếu không, vấn đề của bạn sẽ còn. Bên cạnh đó, khi suy nghĩ quá nhiều về vấn đề đó sẽ khiến bạn hoảng sợ và mất khả năng giải quyết vấn đề.

Làm thế nào để thoát khỏi suy nghĩ quá nhiều?

Bất cứ khi nào những suy nghĩ như vậy xuất hiện trong đầu bạn, hãy quan sát nó và ghi lại nó vào một tờ giấy.  Bên cạnh việc viết ra những nghĩ tiêu cực ấy, hãy viết ra những giải pháp và  mỗi khi những suy nghĩ như vậy xuất hiện trong đầu bạn vào cuối tuần hoặc cuối tháng, hãy đếm số lần lặp lại của vấn đề và nhìn vào giải pháp.

Bây giờ hãy tự hỏi mình vấn đề có đáng để bạn căng thẳng không?

Nếu bạn trả lời ‘không’, hãy đọc lại cách đầu tiên.

3. Xóa bỏ những vấn đề bản thân tự giả tưởng về nó ( mà thực sự nó không tồn tại). 

Vào đầu những năm 2000, chúng tôi đã nói đùa rằng “Tôi có 99 vấn đề và 95 trong số đó thậm chí không tồn tại”. Đây là những gì suy nghĩ quá mức và những suy nghĩ tiêu cực gây ra cho bạn, bạn lo lắng về những vấn đề thậm chí không tồn tại, bạn tưởng tượng ra những tình huống giả định trong não và bắt đầu căng thẳng về nó.

Ví dụ: nếu bạn luôn nghĩ “Tôi xấu xí”, trước tiên bạn nên đánh giá bằng chứng và tìm kiếm giải pháp (nếu vấn đề thậm chí tồn tại ngay từ đầu.)

Một lần nữa bạn sẽ quan sát và lưu ý, tạo hai cột (A) viết bằng chứng chứng minh rằng bạn xấu xí, ví dụ: Không ai tiếp cận bạn, không ai muốn làm bạn với bạn, v.v. trong cột (B) viết bằng chứng trái ngược với vấn đề, ví dụ: lời khen từ bạn bè và gia đình của bạn, v.v.

Vậy sau khi hoàn thành biểu đồ, bạn có thể tự tin nói rằng mình xấu xí không? Có thể bạn chưa bao giờ tiếp cận bất kỳ ai hoặc không cho phép họ. Nếu bạn nhốt mình trong một căn phòng, bạn rõ ràng sẽ ở một mình. Và nếu bạn ngăm đen hoặc béo hoặc quá gầy, điều đó không khiến bạn xấu xí. Bạn đẹp theo cách của bạn.

4. Tỉnh thứ để tránh những suy nghĩ tiêu cực

Chánh niệm được định nghĩa là trạng thái có ý thức hoặc nhận thức được điều gì đó.

Ý thức có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của những suy nghĩ tiêu cực. Chánh niệm không phải là một cái gì đó gắn liền với các đạo sư thiền định, nó phổ biến và nên được biết tới . Chúng ta cần phải lưu tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ để tránh những suy nghĩ tiêu cực mà còn phải lạc quan, bình tĩnh và tập trung.

Làm thế nào để thực hành chánh niệm? Một kỹ thuật đơn giản được đề xuất bởi Christopher Bergland, nhà khoa học từng ba lần vô địch giải Ba môn phối hợp Người sắt chia sẻ cách để sống chánh niệm là : “Dừng lại, hít thở sâu và suy nghĩ về suy nghĩ của bạn.”

Đối với những người đang tìm cách thực hành thích hợp, các kỹ thuật thiền chánh niệm có cấu trúc tồn tại như giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MSBR).

Mục đích là để quan sát suy nghĩ của bạn trước khi biến chúng thành hành động hoặc lời nói.

5. Đừng phản ứng ngay lập tức, hãy kiên nhẫn.

Những suy nghĩ là nhất thời và suy nghĩ tiêu cực cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, chúng không sẽ trở nên vô hại trừ khi bạn muốn cung cấp cho chúng “sức mạnh” để làm hại bạn.

Đừng để những suy nghĩ chiếm lấy bạn, cho dù suy nghĩ đó có tiêu cực đến đâu, hãy hiểu rằng nó chỉ là tạm thời và vô hại nếu không có hành động củng cố của bạn.

Nhắc nhở bản thân rằng đây là những suy nghĩ tiêu cực và bạn sẽ không tiếp sức cho chúng. Một cách khác để nhận ra sức mạnh của bộ não của bạn là thực hiện quyền lựa chọn cái này hơn cái khác.

Hãy tập trung vào các hoạt động cá nhân, khi đó những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất. Bạn luôn có thể phân tán khỏi những suy nghĩ độc hại.

Hãy nhớ rằng những suy nghĩ tiêu cực là vô hại và chúng không định nghĩa bạn là ai.

Nguồn: https://themindsjournal.com/5-ways-to-get-rid-of-negative-thoughts/

————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/