SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI: MẶT TỐI CỦA TRẠNG THÁI TÍCH CỰC

Chúng tôi không phải là những người tiêu cực. Thực tế, với tư cách là tác giả của bài viết này, chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh không thể phủ nhận của sự tích cực. Bài viết này sẽ nói về mặt tối của xu hướng “tâm trạng tích cực” (được gọi là sự tích cực độc hại), việc lạm dụng nó gây ra tác hại như thế nào và dẫn đến những đau khổ mà nó nhắm tới.
“Mọi thứ đáng giá trong cuộc sống đều có được bằng cách vượt qua trải nghiệm tiêu cực liên quan. Bất kỳ nỗ lực nào để thoát khỏi sự tiêu cực, để tránh né nó hoặc dập tắt nó hoặc khiến nó im lặng, đều chỉ gây phản tác dụng. Việc trốn tránh đau khổ là một hình thức của đau khổ. Tránh đấu tranh là một sự đấu tranh. Từ chối thất bại là thất bại. Che giấu những gì đáng xấu hổ tự nó đã là một dạng xấu hổ. “ Mark Manson, “Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm”.
SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI LÀ GÌ?
Sự tích cực độc hại: Sự khái quát hóa quá mức của trạng thái vui vẻ, lạc quan dẫn đến việc phủ nhận và hạ thấp trải nghiệm cảm xúc thực sự của con người.
Cũng giống như bất cứ điều gì được thực hiện quá mức, khi sự tích cực được sử dụng để che đậy hoặc lãng quên trải nghiệm của con người thì nó sẽ trở nên độc hại. Khi không cho phép sự tồn tại của một số cảm giác nào đó (như xấu hổ, thất vọng, buồn chán…), chúng ta rơi vào trạng thái phủ nhận và kìm nén cảm xúc. Sự thật là con người không hoàn hảo. Chúng ta luôn tồn tại cả sự ghen tị, tức giận, phẫn uất và tham lam. Đôi khi cuộc sống có thể không bằng phẳng. Bằng cách giả vờ rằng chúng ta là “những con người có tâm trạng tích cực cả ngày”, chúng ta phủ nhận giá trị của trải nghiệm chân thực của con người.
DẤU HIỆU CỦA SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI
Dưới đây là một số biểu hiện và trải nghiệm phổ biến về sự tích cực độc hại để giúp bạn nhận ra nó biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
1. Che giấu / Phủ nhận cảm xúc thực của bạn
2. Cố gắng “Vượt qua nó” bằng cách đè nén/ loại bỏ (các) cảm xúc
3. Cảm thấy tội lỗi vì những cảm xúc bạn đang có
4. Giảm thiểu trải nghiệm của người khác bằng các trích dẫn hoặc câu nói “Hãy tích cực lên”
5. Cố gắng truyền tải cho ai quan điểm của bạn (ví dụ: “Chuyện đã có thể tồi tệ hơn”) thay vì công nhận trải nghiệm cảm xúc của họ
6. Xấu hổ hoặc trừng phạt người khác vì họ bày tỏ sự thất vọng hoặc bất cứ điều gì khác ngoài sự tích cực
7. Loại bỏ những thứ đang làm phiền bạn bằng câu nói “Đời là thế”
TẠI SAO SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI LẠI CÓ HẠI CHO CHÚNG TA
Những cảm xúc bị kìm nén
Một số nghiên cứu tâm lý cho chúng ta thấy rằng việc che giấu hoặc phủ nhận cảm xúc sẽ khiến cơ thể căng thẳng hơn và/hoặc khó tránh khỏi những suy nghĩ và cảm xúc đau khổ.
Ví dụ, trong một nghiên cứu, những người tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm và được cho xem một đoạn phim về quy trình y tế có thể gây khó chịu, trong lúc đó phản ứng căng thẳng của họ được ghi lại (ví dụ: nhịp tim, giãn đồng tử, tiết mồ hôi). Một nhóm được yêu cầu xem video trong khi để cảm xúc của họ được bộc lộ trong khi nhóm đối tượng thứ hai được yêu cầu xem phim và hành động như thể không có gì làm họ khó chịu. Và đoán xem? Những người tham gia kìm nén cảm xúc của họ (hành động như thể không có gì làm họ bận tâm) có kích thích sinh lý nhiều hơn đáng kể (Gross và Levenson, 1997). Những người kìm nén cảm xúc có thể tỏ ra bình thản và điềm tĩnh nhưng bên trong họ căng thẳng đang bùng phát!
Những kiểu nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng việc thể hiện nhiều loại cảm xúc (ngay cả những cảm xúc “không tích cực”), có những từ để mô tả cảm giác của chúng ta và nét mặt bộc lộ cảm xúc (vâng, có thể có nghĩa là việc khóc) giúp chúng ta điều chỉnh phản ứng căng thẳng.
Khi chúng ta không muốn thể hiện một phần trong con người mình, chúng ta tạo ra một bộ mặt giả tạo hoặc một nhân cách công khai cho thế giới. Khuôn mặt đó đôi khi có thể trông vui vẻ, với một nụ cười hạnh phúc, nói rằng, “Mọi thứ xảy ra đều có lý do, cuộc sống là thế.” Khi chúng ta trốn tránh như vậy, chúng ta phủ nhận sự thật của mình. Sự thật là, cuộc sống đôi khi có thể tổn thương. Nếu bạn tức giận⁠ — và cảm xúc tức giận không được thừa nhận⁠ — chúng sẽ chôn sâu trong cơ thể chúng ta. Như đã mô tả ở trên, những cảm xúc bị kìm nén sau đó có thể biểu hiện thành lo lắng, trầm cảm hoặc thậm chí là bệnh lý về thể chất.
Điều quan trọng là phải công nhận thực tế về cảm xúc của chúng ta bằng cách nói thành lời và chuyển chúng ra khỏi cơ thể. Đây là những gì giúp chúng ta tỉnh táo, khỏe mạnh và giảm bớt căng thẳng do việc đè nén sự thật gây ra. Một khi chúng ta tôn trọng cảm xúc của mình, chúng ta chấp nhận TẤT CẢ khía cạnh của bản thân, mặt tốt, mặt tồi tệ và điều xấu xí. Và chấp nhận bản thân như mình ta chính là là con đường dẫn đến một đời sống cảm xúc mạnh mẽ.
————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
———-
👉👉👉Tìm hiểu và đăng ký tham gia các sự kiện của Mindcare tại đây:

1️⃣ Chương trình “THAM VẤN TÂM LÝ – TRẢ PHÍ TÙY TÂM” diễn ra vào chủ nhật tuần thứ 2 của mỗi tháng:

https://www.facebook.com/events/1943464119124240/

2️⃣ Talkshow “Ta đã hiểu gì về tình yêu” diễn ra vào ngày 25/9/2020:

https://www.facebook.com/events/1154578901609132/

3️⃣ Đăng ký “Học thử miễn phí buổi 1 khóa học PsyClass – Gặp gỡ Tâm lý học” ngày 3/10/2020:

https://www.facebook.com/events/366997344461061/

4️⃣ Workshop “Đồng hành cùng con thời 4.0” ngày 27/10:

https://www.facebook.com/events/3355050784573798/