GASLIGHTING (HIỆU ỨNG ĐÈN GA): TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT VỀ GASLIGHTING

Gaslighting là một trải nghiệm đầy đau đớn và việc trải qua hiệu ứng này một thời gian dài có thể trở thành một trải nghiệm sang chấn gây tổn thương về lâu dài. Bài đăng này sẽ giúp bạn hiểu gaslighting là gì và cách thức hoạt động của nó.

Gaslighting diễn ra ở khắp mọi nơi

Gaslighting không đơn giản để có thể hiểu, xác định và loại bỏ nếu không có sự hiểu biết chính xác nó là gì và cách thức tránh bị phát hiện. Vì bản chất phức tạp và khó có thể nhìn nhận rõ ràng khiến gaslighting gây ra những tổn thương không lường trước được đối với các nạn nhân.

Điều này rất khó cho các nạn nhân và nhiều nhà lâm sàng trong nỗ lực cố gắng giúp họ hiểu, xác định và cuối cùng là giải quyết vấn đề. 

Để vượt qua điều có vẻ giống như sự tàn phá của khí gas trên toàn cầu, chúng ta phải phát triển, cập nhật, tái định nghĩa và mở rộng hiểu biết về nó. Vì vậy, mục đích của bài viết này là để cập nhật và mở rộng định nghĩa về gaslighting qua việc giới thiệu nội dung, giải thích và mô tả nó. Cùng bắt đầu với một định nghĩa được cập nhật và mở rộng hơn về hiệu ứng đèn ga.

Định nghĩa Gaslighting

Gaslighting (Hiệu ứng đèn ga) là một cách thức thao túng tâm lý được sử dụng bởi những người có vấn đề về bệnh lý ái kỷ (pathological narcissist) để tạo thành một nhà tù bọc sắt mà nạn nhân không thể trốn thoát, bị phụ thuộc và thiếu hụt sự yêu thương bản thân (Self-Love Deficient/SLD). Bởi vì nhiều yếu tố, đặc biệt là Hội chứng nam châm ở người, sự thu hút trong vô thức và các mẫu hình trong mối quan hệ khiến gaslighters và SLDs có thể hấp dẫn nhau và phát triển trong mối quan hệ lãng mạn.

Gaslighting xảy ra khi SLD bị điều khiển về ký ức, nhận thức và sự minh mẫn.

Khi kẻ ái kỷ sử dụng gaslighting để ngấm ngầm ép buộc nạn nhân tin rằng họ có vấn đề suy nhược mà trước đây không tồn tại hoặc chỉ là vấn đề nhẹ. Để chứng minh câu chuyện được dựng lên. kẻ gaslighter tạo ra một môi trường để nạn nhân có thể đoán trước và lặp đi lặp lại những trải nghiệm đã được dàn dựng.

Kẻ thao túng (Gaslighters)

Đây là những người theo chủ nghĩa ái kỷ, có thể liên quan tới bệnh lý, phù hợp với chẩn đoán Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissictic Personality Disorder) với các đặc điểm xã hội học hoặc Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial Personality Disorder). Vì đặc điểm thái nhân cách (sociopathy), họ không chỉ ý thức được vấn đề Rối loạn nhân cách cảu mình mà còn cố gắng che giấu bất kỳ dấu vết nào liên quan.

Như người ái kỷ như vậy thao túng môi trường của SLD khiến họ cảm thấy không có khả năng để chống lại và tin rằng họ bị cô lập với những người có thể giúp đỡ mình.

Những nạn nhân như vậy trở nên tin rằng tình trạng khiếm khuyết của họ khiến họ cảm thấy bất lực và không được yêu thương ngoài mối quan hệ giả dối nhưng thực tế được dàn dựng cẩn thận bởi kẻ thao túng họ.

Để thực hiện thành công kế hoạch điều khiển, kiểm soát và lôi kéo, gaslighter hướng mục tiêu tới những cá nhân dễ bị tổn thương và có thể nhìn thấy được sự yếu đuối, những người tin vào lòng vị tha, tình cảm và lời hứa hẹn trước bảo vệ họ. Những kẻ thao túng thành công nhất khi tự cho mình là người trung thành, nghiêm túc và đầu tư vô điều kiện vào việc chăm sóc và bảo vệ nạn nhân của mình.

Sau đó, gaslighter dựng lên các câu chuyện hoặc các phiên bản khác nhau, bóp méo thực tế để làm yếu đi năng lực của nạn nhân, vô hiệu hóa khả năng phòng thủ và thay đổi ý định chống lại họ.

Giống như những kẻ ấu dâm….

Như những kẻ ấu dâm lạm dụng tình dục với trẻ em, những kẻ thao túng có cách khiến cho những nạn nhân không thể nhận ra những âm mưu và cách thức thao túng ở mức độ cao của chúng cũng như những người không có khả năng tự vệ đối với chúng.

Giống với một kẻ ấu dâm ở sân chơi tìm kiếm con mồi, tầm nhìn được định hướng của kẻ thao túng xác định và khóa chặt những người không hề hay biết gì về ý định đó mà hầu hết không có khả năng tự vệ.

Những người này có khả năng kì lạ để phân biệt các “con mồi” tiềm năng có vấn đề về mặt bệnh lý hay bị cản trở bởi những niềm tin cốt lõi, nhận thức hoặc thậm chí về sự bất lực và yếu đuối.

Chúng tiếp cận bất cứ ai trong đám đông tỏ ra tách biệt với người khác hay những người không nhận được sự quan tâm từ người thân hay thiếu vắng người thân mặc dù tuyên bố bảo vệ và yêu thương. Một nạn nhân “hoàn hảo” được dạy rằng chống trả là vô ích và làm như vậy càng khiến tình trạng bất lực và đau khổ thêm trầm trọng.

SLDs là những mục tiêu chính 

Gaslighters là những người có vấn đề về bệnh lý ái kỷ, có sự nghiên cứu tỉ mỉ về cảm xúc, sự thiếu hụt xã hội và các mối quan hệ để đạt được mục tiêu kiểm soát và điều khiển toàn diện. Đầu tiên, bằng cách tạo ra ảo tưởng về một mối quan hệ thân mật và đáng tin cậy, họ tạo ra một mối quan hệ mà trong đó SLD tiết lộ những câu chuyện cá nhân về những vấn đề đấu tranh trong suốt cuộc đời của họ,

Do đó, cùng với những thông tin thu được bằng cách thao túng, họ bắt đầu xây dựng tỉ mỉ về cảm xúc, các mối quan hệ và bối cảnh cá nhân của nạn nhân.

Bởi vì Rối loạn thiếu hụt tình yêu với bản thân (Self-Love Deficit Disorder’s/SLDD’s (codependency’s) trong mỗi cá nhân và liên quan tới vấn đề sức khỏe tâm thần, SLDs trở nên dễ bị tổn thương khi rơi vào tình yêu và tin vào lòng vị tha, sự yêu mến và lời hứa bảo vệ giả dối từ kẻ thao túng.

Vấn đề của SLDD chính là sự cô đơn không thể kiểm soát buộc nạn nhân SLD phải thiết lập một mối quan hệ thân mật và ngay lập tức với những người ái kỷ xã hội nổi bật.

Khi bắt đầu mối quan hệ bất ổn chức năng này, SLD dễ dàng bị thao túng và bị điều khiển để cảm thấy tội lỗi về những sai lầm, thiếu hụt và sự thiếu an toàn của bản thân. Tương tự như vậy, những nạn nhân SLD có mong muốn thiết lập kết nối và thân mật với người yêu ái kỷ của họ dễ dàng bị thao túng và được khuyến khích cảm giác tội lỗi và những lỗi sai, thiếu hụt và sự bất an của mình.

Tại thời điểm này, kẻ thao túng bắt đầu cẩn thận quan sát, đánh giá và nhắc nhở SLD một cách có chiến lược phóng đại về những thiếu hụt xấu hổ hay sự thiếu an toàn không có thật. Kẻ thao túng bắt đầu hành động bí mật và có hệ thống về môi trường của nạn nhân trong thời gian này.

Tự thuật thao túng (Gaslit Self-Narratives)

Tự thuật là “những câu chuyện cuộc đời” được hiểu và truyền đạt lại một cách chủ quan về điểm mạnh, điểm yếu và mọi thứ của một người. Nó bao gồm cả những thông tin được thuật lại có thật và những ký ức neo đậu không chính xác.

Tự thuật là một tấm gương phản chiếu chính xác thực tại của một người trong đời sống thực, là một bức tranh cuộc sống không ngừng phát triển mà một người nhìn vào khi muốn hiểu hoặc muốn giải thích họ đến từ đâu và họ là ai.

Sự tương tác có hệ thống giữa người với người và các sự kiện diễn ra trong cuộc sống của họ tạo thành “câu chuyện về bản thân” trọn vẹn. Tự thuật là kết quả của các ký ức và trải nghiệm không ngừng phát triển, chuyển tiếp cấu trúc của niềm tin chủ quan, suy nghĩ, nhận thức và cảm xúc của một người. Nó cũng phản ánh sự tự đánh giá về giá trị và ý nghĩa, dự đoán sức khỏe cảm xúc/tinh thần, các quan hệ trong hiện tại và tương lai của một người.

Những câu chuyện tự thuật Gaslit là những câu chuyện cuộc đời mà một người có vấn đề tâm thần ái kỷ chống đối xã hội dựng lên và nhồi nhét vào đầu các nạn nhân của mình mắc Rối loạn thiếu hụt tình yêu thương với bản thân (SLDD) một cách có kế hoạch.

Tạo ra những câu chuyện Gaslit được thực hiện trong chiến lược Gaslighting, về cơ bản tạo ra và củng cố niềm tin ở một người là khiếm khuyết, không đủ năng lực và không đáng được yêu thương.

Kẻ thao túng thực hiện theo kế hoạch và có chiến lược để định hình lại “lời tự thuật” của nạn nhân, vô hình trung ép buộc nạn nhân SLD phải xác định sự xấu hổ mang tính cốt lõi và đó là lý do khiến họ tin rằng mình không xứng đáng được yêu thương.

Hơn nữa, kẻ thao túng ngấm ngầm tạo ra niềm tin ở SLD rằng bản thân về cơ bản là yếu đuối, không đáng được yêu thương và là gánh nặng cho bất kỳ ai trước đây có quan hệ họ hàng và yêu đương. Nhiên liệu được ném vào ngọn lửa gaslighting là những lời tự thuật bản thân được truyền tải hoặc châm biếm, chẳng hạn như những phiên bản làm méo mó đi thực tế được tạo ra một cách âm thầm và ghép vào.

Những câu chuyện này được ghép vào một cách gian xảo và có phương pháp khiến các nạn nhân nghi ngờ, quên đi và gạt sang một bên những phiên bản khác lành mạnh và tự khích lệ bản thân nhiều hơn. Một kế hoạch mang tính tổng thể để cô lập, kiểm soát và điều khiển thúc đẩy hình thức kiểm soát tâm trí, thao túng cá nhân và mối quan hệ này.

Đây cũng chính là động lực để thao túng và phá đi sự tự kiểm soát tâm trí của nạn nhân. Những kẻ thao túng đã thay thế những câu chuyện tự thuật Gaslit một cách có chiến lược để nạn nhân ngày càng trở nên yếu đuối, từ bỏ sự tự tôn, dần không còn tự chăm sóc và yêu thương bản thân. Tồi tệ hơn nữa, khi những câu chuyện được ghép vào khiến nạn nhân tin tưởng hoàn toàn sẽ khiến họ trở nên bất lực, ngày càng sợ hãi trước bất kỳ khả năng chạy trốn nào.

Yếu đuối và bất lực

Những câu chuyện sai sự thật được sử dụng có phương pháp về bất kỳ vấn đề nào mà kẻ thao túng sử dụng cũng khiến nạn nhân không thể kiểm soát hoặc ngăn chặn nó. Tác động của những câu chuyện có chủ đích được thể hiện dưới dạng những suy nghĩ, cảm giác vô vọng, bất lực và xoáy sâu và nỗi xấu hổ ở bên trong họ đã có từ trước.

Nạn nhân không hề biết rằng những sự giả dối được khắc sâu càng khiến họ tự cô lập bản thân trong thế giới được cho là an toàn chỉ có mình và kẻ thao túng.

Được lên kế hoạch và thực hiện một cách tỉ mỉ, kẻ thao túng định hình lại “lời tự thuật” của nạn nhân khiến họ vô hình chung bị ép buộc phải nhìn nhận nỗi xấu hổ ở bên trong và tin rằng vốn dĩ bản thân đã yếu đuối, không xứng đáng được yêu thương, là gánh nặng cho người thân và những người ở trong mối quan hệ yêu đương trước đây.

Theo thời gian, nạn nhân dần trở nên yếu đuối và bị cô lập, ngày càng chấp nhận các câu chuyện được kẻ thao túng dựng lên và làm sai lệch sự thật. 

Cuối cùng, các cơ chế phòng vệ tâm lý tự nhiên bị phá vỡ và niềm tin của các nạn nhân được xác thực bởi những câu chuyện được ghép vào về việc bản thân họ đau khổ và yếu đuối, đó là lý do họ không xứng đáng được yêu thương.

Chấp nhận và tin vào những câu chuyện của bản thân nhưng được sửa đổi tỉ mỉ này khiến họ dễ chìm sâu vào cảm giác bất an, tuyệt vọng và hoang tưởng. Một chiến lược giống như tẩy não nạn nhân như vậy lên đến đỉnh điểm là trạng thái tuyệt vọng và cam chịu.

Giống như Hội chứng Stockholm

(Hội chứng Stockholm là phản ứng tâm lý xảy ra khi con tin hoặc nạn nhân bị bắt cóc, giam giữ có cảm giác đồng cảm và mối liên kết với kẻ bắt cóc hoặc lạm dụng, giam giữ họ)

Nạn nhân của gaslighting bị nhồi nhét quá nhiều các bằng chứng không có thật về việc những người thân yêu trước đây không yêu thương và không muốn ở cạnh họ. Từ đó, nỗi sợ hãi tăng lên và sự cô lập hoàn toàn tăng lên theo cấp số nhân.

Cuối cùng, họ hoàn toàn bị thuyết phục rằng những nỗ lực để kết nối và giao tiếp với sự chấp nhận hỗ trợ vô điều kiện trước đây trong tương lai là nguy hiểm. Do đó, bất cứ kế hoạch nào để thoát khỏi gaslighting đều trở thành vô ích, chủ yếu là bơi niềm tin được truyền bá rằng kẻ thao túng là người bảo vệ và chăm sóc họ. 

Những nạn nhân tin rằng vốn dĩ họ không xứng đáng được yêu thương và là gánh nặng cho người thân và bất kỳ ai từng có mối quan hệ lãng mạn bởi kẻ thao túng ép buộc nạn nhân một cách vô hình khiến họ phải nhận định về những điều hổ thẹn bên trong bản thân. Song song với đó, nhồi nhét cho họ những thông tin sai lệch về cuộc sống trước kia với mục đích khiến họ xa lánh hoặc cắt đứt các mối quan hệ.

Nạn nhân tin rằng kẻ thao túng vô đạo đức là người duy nhất không bỏ rơi họ mặc dù các vấn đề của họ ngày càng nhiều, coi đó là một người chăm sóc và bảo vệ trung thành nên ngày càng thân thiết hơn. 

Kẻ thao túng tự khẳng định mình là người duy nhất an toàn, chấp nhận và yêu thương họ vô điều kiện trong thế giới ngày càng bị thu hẹn của nạn nhân. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực giải thoát nào cũng bị vô hiệu hóa bằng cách bị thao túng thể hiện trách nhiệm và sự trung thành bảo vệ người thực chất đang bắt giữ họ. Cuối cùng, nạn nhân SLD tin rằng họ có trách nhiệm phải trung thành bảo vệ kẻ thao túng khi tin vào những lời hứa bảo vệ sai lêch của chúng.

SLD bị mắc kẹt và yếu đuối bởi sự thao túng, người chăm sóc giả để “yêu” và “chăm sóc” chúng vô điều kiện trong khi bị cô lập khỏi người xung quanh, những người có thể giúp họ phá vỡ sự thao túng và giải cứu họ. Khi đó, SLD đã không có sức phản kháng.

Cơ sở của Gaslighting

Những trải nghiệm gây sang trấn bởi sự gắn bó thời thơ ấu là cơ sở cho gaslighting, có thể trở thành Hội chứng nam châm ở người trưởng thành, có mối quan hệ ràng buộc với kẻ thao túng có vấn đề bệnh lý ái kỷ.  

Sự gaslighting ban đầu có thể bắt nguồn từ thời thơ ấu của SLD, giai đoạn mà cảm xúc và sự sinh tồn vẫn đòi hỏi sự phụ thuộc vào cảm giác “dễ chịu” hay “chiến tích” của cha mẹ ái kỷ.

Bằng cách trở thành một chiếc vương miện như chiến tích được đội trên đầu cha mẹ để tự hào khoe ra, họ đã tìm được cách để không bị lạm dụng và bỏ bê. Kết quả là, SLD sẽ thể hiện những gì người khác muốn xem và che giấu những thứ bị xem thường để nhận được sự chú ý có điều kiện, lời khen ngợi và các phần thưởng khác.

Mức độ của “sự an toàn” phi chức năng và độc hại khiến đứa trẻ đạt được thành tích tin vào sự cần thiết tuyệt đối của việc duy trì lòng biết ơn một cách miễn cưỡng với một người có khả năng làm hại chúng. Đứa trẻ tuân thủ một cách nghiêm túc và hiệu quả những kỳ vọng một chiều ích kỷ của cha mẹ trong hầu hết mọi trường hợp về việc tạo một không gian an toàn để bảo vệ chúng.

Đối với những đứa trẻ nhận được sự chú ý, nỗi sợ bị bỏ rơi là một điều kinh khủng. Sự thích nghi sai lâm nhưng cần thiết này yêu cầu SLD khi trưởng thành không bao giờ công khai giao tiếp sâu sắc đồng thời giữ bí mật về nỗi sợ bị làm hại, bị bỏ rơi và thù hận. Kết quả là những đứa trẻ này tận mắt chứng kiến hậu quả của việc cố ý hoặc vô tình “kích hoạt” cơn thịnh nộ ái kỷ như cuồng phong của cha mẹ.

Mặc dù ít chịu tổn thương hơn các thành viên khác trong gia đình từ chối trở thành đứa trẻ xuất sắc, mác “đứa trẻ chiến tích” khủng khiếp vẫn khiến họ chịu đựng những tổn thương tâm lý. Có lẽ điều tồi tệ nhất là sự hoán đổi các giá trị, niềm tin và suy nghĩ thực sự của họ – tiếng nói bên trong vang lên một cách nghiêm túc những đánh giá và kết luận thấm nhuần tư tưởng của cha mẹ ái kỷ.

Bằng cách tạo ra một đứa trẻ khao khát chiến lợi phẩm, cha mẹ ái kỷ có thể thể hiện “ảo tưởng về cha mẹ tốt” của mình, điều này hỗ trợ ảo tưởng về việc tạo ra một đứa trẻ “hoàn hảo” khi đóng vai cha mẹ “hoàn hảo” vô cùng yêu thương, tận tụy và hi sinh vì con.

Thật không may, tưởng tượng như vậy có thể tạm thời giải tỏa nỗi xấu hổ được che giấu bên trong hoặc tách rời một cách vô thức khi nâng cao lòng tự trọng mong manh của họ. 

Hệ quả của Gaslighting

Một điều không thể tránh khỏi khi những đứa trẻ chiến tích bị tổn thương sẽ trở thành một SLD trong tương lai, mắc sai lầm trong cuộc đối thoại nội tâm về sự căm ghét bản thân được cấy ghép vào với sự không khoan nhượng, liên tục đánh giá và tự đánh giá bản thân. Cuối cùng, đứa trẻ này đầu hàng và chấp nhận một cách mù quáng “nhân cách có sự khuyết thiếu” và những suy nghĩ, niềm tin được tạo ra của mình.

Hệ quả này trở thành thứ vô hình không thể loại bỏ, bằng cách gói lại những cảm xúc và biểu hiện của họ về bản thân, đứa trẻ mang cúp có thể an toàn hơn nhưng bị cuốn và những khuôn mẫu và sự điều chỉnh tính cách đang phát triển của họ theo câu chuyện được liên tục được được nhồi nhét vào.

Theo thời gian, đứa trẻ này có thể đoán trước sẽ biến thành một  người SLD phục tùn, thường xuyên cảm thấy hối lỗi, cởi mở và phản ứng nhanh với những lời chỉ trích được nhận thức, dễ dãi một cách tự nhiên và phục tùng người khác một cách không công bằng. 

Tệ hơn nữa, những câu chuyện về thời thơ ấu của họ được cấy ghép có thể đoán được sẽ biến thành những gì họ tin là những suy nghĩ đáng lên án và phán xét của mình. Tôi coi cuộc đối thoại nội tâm thất bại và suy nhược như thế là giọng nói thao túng trong đầu một người. 

Nói cách khác, những suy nghĩ phán xét và lên án kèm theo sự lo lắng, sợ hãi và cảm giác cơ thể khó chịu nghiêm trọng không phải do SLD khi trưởng thành gây ra mà thay vào đó là hệ quả của việc cha mẹ quá khích trong quá khứ. Người thao túng hiện tại, một kẻ ái kỷ khác không chỉ “hưởng lợi” từ câu chuyện trong quá khứ mà còn tinh chỉnh và thực hiện một cách có hệ thống hơn để đáp ứng nhu cầu của mình.

Tóm lại, nhờ sự chú ý gần đây đến sự ái kỷ mang tính bệnh lý và Rối loạn tự yêu bản thân và Hội chứng Nam châm của con người trói buộc hai người, vấn đề kiểm soát tâm trí khủng khiếp được gọi là Gaslighting đang được đưa ra khỏi “bóng tối” vốn có và phơi bày trước “ánh sáng” của sự hiểu biết.

Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ quên được rằng điều tồi tệ này chỉ có thể được khắc phục nếu chúng ta biết nó là gì, ai là người dễ bị tổn thương và nó có thể làm gì để giúp đỡ những người đã trở thành nạn nhân của nó.

Nguồn: https://themindsjournal.com/gaslighting-explained/

————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/