7 BƯỚC ĐỂ MỘT NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CHỮA LÀNH NHỮNG SANG CHẤN THỜI ẤU THƠ

Liệu bạn đã phải chịu đựng một tuổi thơ bị lạm dụng, và bây giờ khi đã trưởng thành, bạn vẫn đang cố gắng hàn gắn và bước tiếp từ vết thương lòng thời thơ ấu đó?

Trải qua tuổi thơ bị lạm dụng có thể gây tác động nghiêm trọng đến tâm lý của một cá nhân và cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống trưởng thành của người đó ở một mức độ lớn . Trái ngược với những gì mà hầu hết mọi người đều tin tưởng, việc vượt qua thời thơ ấu bị lạm dụng không phải điều dễ dàng. 

Có một khởi đầu tồi tệ và khó khăn trong cuộc sống không chỉ tạo ra những thay đổi vĩnh viễn trong tâm lý của bạn, mà nó còn có thể khiến sức khỏe tinh thần và thậm chí cả thể chất của bạn trở nên tồi tệ.

Đó là điều mà cá nhân tôi đã trải qua. Tôi lớn lên trong một ngôi nhà mà cha tôi hầu như vắng mặt mọi lúc, và ngay cả khi ông ở với chúng tôi, ông ấy cũng không bao giờ nói chuyện với chúng tôi do căn bệnh PTSD đã ăn sâu.  Hơn thế nữa, mẹ tôi bị trầm cảm. Vì điều này mà hai anh và tôi chưa bao giờ được trải qua một tuổi thơ  bình thường. Nhưng, theo một cách nào đó, tôi đã may mắn hơn hầu hết mọi người; ít nhất bố mẹ tôi cũng có phần yêu thương, mặc dù thiếu sót và phức tạp.

Thật không may, khi nói đến chấn thương thời thơ ấu, nó phổ biến hơn bạn nghĩ. Nhưng khi gặp phải những khó khăn như thế này, bạn nhất thiết phải cố gắng không để điều này kiểm soát hoặc chi phối cuộc sống của mình.

Mặc dù dường như việc sử dụng chấn thương thời thơ ấu của bạn cho một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn là điều gần như không thể, nhưng bạn vẫn có thể làm một số điều nhất định để đạt được mục tiêu này.

1.Xây dựng lại câu chuyện của bạn.

Nhìn lại một thời thơ ấu bất hạnh hoặc bị ngược đãi sẽ đặt bạn vào vị trí của một nạn nhân không nơi nương tựa. Nó có thể khiến bạn cảm thấy không được yêu thương và không ai cần đến. Suy nghĩ và cảm giác này có thể khiến bạn mắc kẹt trong một chu kỳ tự hành hạ bản thân liên tục về tâm lý và tinh thần.

Thay vì cảm thấy bất lực và không có khả năng tác động, hãy nghĩ về tất cả những lần bạn đã thoát khỏi vô số tình huống đau đớn khi bạn còn là một đứa trẻ đơn thuần và trở thành một người mạnh mẽ như ngày hôm nay.

Thời điểm bạn bắt đầu suy nghĩ như vậy, bạn khồng còn cảm thấy mình là nạn nhân và kiểm soát sức mạnh của chính mình.

2. Buông bỏ sự tự trách và xấu hổ.

Xấu hổ là một trong những cảm xúc độc hại nhất mà bạn có thể trải qua khi nói về chấn thương thời thơ ấu. Và có lẽ, cũng là một trong những điều khó khăn nhất để buông bỏ. Đôi khi, đó là cảm xúc mà bạn sẽ sống chung với nó mãi mãi, và đôi khi nó ập đến với bạn và khiến bạn đánh mất chính mình. 

Nó khiến bạn đặt câu hỏi về giá trị bản thân trên mỗi bước đường. Bloomfield mô tả đó là “căn bệnh ung thư của tinh thần” vì nó mang lại cho bạn cảm giác rằng bạn  không xứng đáng được yêu thương hay hạnh phúc. 

Khi bạn cố gắng loại bỏ sự xấu hổ về bản thân, hãy đảm bảo rằng bạn không chuyển những cảm xúc đó thành sự đổ lỗi. Hãy chấp nhận lỗi lầm của bố mẹ. Việc đổ lỗi có thể đầu độc tâm trí và khiến bạn tức giận, giống như sự xấu hổ hủy hoại và đầu độc tâm hồn và tinh thần của bạn.

Việc cho phép sự đổ lỗi tiếp quản giống như là tự cho mình một thẻ ra tù miễn phí vì những sai lầm bạn mắc phải có thể là do người khác. Hãy luôn nhớ rằng bạn là người làm chủ định mệnh và số phận của mình, và cuộc sống của bạn được định hình như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn!

3. Đừng để sự nuối tiếc chi phối bạn.

Một trong những mặt trái của việc buông bỏ sự tự trách và tự xấu hổ là để cho sự tiếc nuối chi phối tâm trí, cơ thể và tinh thần của bạn. Sự tiếc nuối kéo chúng ta vào vòng tròn luẩn quẩn của “ Nếu như” và “Điều gì sẽ xảy ra nếu”, và một khi bạn bắt đầu tiếc nuối, nó có thể hủy hoại bạn về mặt tinh thần.

Hãy tập trung vào tất cả những bài học bạn đã học được từ chấn thương thời thơ ấu, và để chúng chứng minh cho bạn thấy rằng bạn đã đi được bao xa. Sử dụng những kinh nghiệm tiêu cực và đau đớn của bạn để biến bản thân thành một người tốt hơn, mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn.

Khi bạn bắt đầu làm điều này, sự hối tiếc sẽ không còn là tiêu cực nữa, và theo thời gian, nó thậm chí sẽ không còn tồn tại.

4. Đừng bao giờ làm chai sạn cảm xúc của bạn.

Phần lớn những điều tiêu cực mà chúng ta nghĩ và cảm thấy là kết quả của những vết thương sâu mà chúng ta đã có từ thời thơ ấu. Bây giờ bạn đã lớn hơn, đã đến lúc giải quyết những cảm xúc đó. Cho dù bạn làm điều đó bằng cách nói chuyện với một nhà trị liệu chuyên nghiệp, chia sẻ với bạn bè của bạn, viết nhật ký hay tận hưởng sở thích yêu thích của bạn.

Vào những ngày gánh nặng của quá khứ đè nặng lên đôi vai bạn, hãy thử hét to hết sức có thể trong một không gian rộng rãi hoặc một căn phòng của riêng bạn. Hãy hình dung nỗi đau khi bạn làm điều đó và chỉ cho phép bản thân cảm nhận nó trước khi loại bỏ nó khỏi trái tim và tâm trí của bạn.

Katherine Mayfield là một bác sĩ tâm thần từng đoạt giải thưởng và tác giả tin rằng bất kỳ sự giải phóng cảm xúc nào cũng có lợi cho cô ấy trong việc bước tiếp từ trải nghiệm bị lạm dụng thời thơ ấu. 

Cô ấy nói rằng, “Bạn càng có thể giải phóng những cảm xúc bị dồn nén của mình bao nhiêu, bạn càng xóa bỏ được quá khứ bấy nhiêu. Đi xem một bộ phim buồn và khóc một xô, hoặc dùng gậy nhựa đập mạnh vào giường — bất cứ điều gì phù hợp với bạn. Giải phóng cảm xúc sẽ giải phóng năng lượng, sau đó bạn có thể sử dụng năng lượng này để tạo ra một cuộc sống đích thực hơn. “

5. Tôn trọng bản thân là điều bắt buộc cần làm

Đừng bao giờ nói với bản thân rằng bạn không đáng được tôn trọng. Điều tồi tệ nhất đối với bất kỳ loại tổn thương nào là nó khiến bạn cảm thấy như thể bạn không đủ tốt hoặc bạn không đáng được tôn trọng.

Đừng rơi vào cái bẫy của việc chấp nhận rằng bạn đáng bị đối xử tệ bạc.

Nếu bạn cảm thấy khó thoát ra khỏi những suy nghĩ chỉ trích bản thân như vậy, thì hãy dành một chút thời gian để nhìn những người khác đã trải qua tổn thương, giống như bạn. Sau đó, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có tin rằng họ xứng đáng được tôn trọng hay không.

Câu trả lời chắc chắn sẽ là có, vì vậy đừng tự coi mình là không xứng đáng

6. Hãy trân trọng những mối quan hệ quan trọng.

Điều này nghe có vẻ hơi sáo rỗng hoặc sến súa, nhưng khi vượt qua chấn thương, đặc biệt là tổn thương thời thơ ấu, niềm vui và tình yêu là hai liều thuốc tốt nhất. Bạn càng cho đi nhiều yêu thương, bạn càng nhận lại nhiều hơn.

Nếu bạn từng gặp khó khăn khi còn trẻ, bạn có thể khó nhận ra sự thật trong bài học. Bất chấp tất cả những đau đớn và khổ sở mà cha mẹ bạn đã khiến bạn phải trải qua khi bạn còn nhỏ, ở một mức độ nào đó, bạn vẫn muốn họ yêu thương, ủng hộ và chấp thuận. Điều này có thể khiến việc chấp nhận và yêu thương trở nên khó khăn.

Chăm sóc các mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy rằng bạn có nơi mình thuộc về và dù thế nào đi nữa, bạn vẫn không cô đơn. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian cho bạn bè và gia đình của bạn và đối xử với con bạn bằng tất cả tình yêu thương mà bạn mong đợi khi còn nhỏ.

7. Hãy trở thành chuyên gia của chính bạn

Một trong những bài học tốt nhất bạn có thể học được từ chấn thương thời thơ ấu của mình là bạn có thể kiên cường như thế nào khi một mình. Cho dù mọi thứ có tồi tệ đến đâu, bạn cũng đã vượt qua và bây giờ có tất cả tiềm năng trên thế giới để phát triển về mặt cá nhân, nghề nghiệp và tinh thần.

Vì vậy, lần tới khi bạn bắt đầu cảm thấy tất cả những cảm xúc tiêu cực như tức giận, tự hận bản thân, hối hận và xấu hổ bắt đầu xuất hiện, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn thực sự mạnh mẽ như thế nào. Trong trường hợp bạn cảm thấy cô đơn và không được hỗ trợ, hãy nói với bản thân rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho tất cả những phẩm chất tích cực của mình.

Cách tốt nhất để yêu bản thân là ghi lại năm phẩm chất tốt nhất mà bạn ngưỡng mộ về bản thân và ba thành tựu lớn nhất của bạn. Điều này sẽ nhắc nhở bạn rằng bạn không chỉ là những tổn thương mà bạn chịu đựng thời thơ ấu và có rất nhiều điều để bạn ngưỡng mộ.

Phục hồi sau một thời thơ ấu tiêu cực và đau thương cần rất nhiều sức mạnh về tinh thần và cảm xúc. Tuy nhiên, bằng cách chấp nhận cảm xúc và giải quyết chúng, bạn đang tiến dần tới sự chấp nhận cá nhân, cũng như tăng cường khả năng đồng cảm với người khác trong những tình huống đau khổ. Vì vậy, đừng mắc kẹt với quá khứ đau buồn của bạn; thay vào đó, hãy tập trung vào tương lai tươi sáng mà bạn đang có ở phía trước. 

Nguồn: https://themindsjournal.com/growing-through-trauma-how-to-not-let-a-bad-childhood-define-your-life/

————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/