Những sang chấn thời thơ ấu ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn như thế nào?

Sang chấn thời thơ ấu là một sự phổ biến đến đáng ngạc nhiên, nhưng có thể nhiều người lại không nhận thức được việc này.

“Tôi đã không hiểu được tình yêu là gì cho đến khi tôi trải qua cú sốc ly hôn và phải đối mặt với những tổn thương từ những trải nghiệm từng bị lạm dụng thời thơ ấu. Chúng kéo đến tôi cùng một lúc.

Bạn thấy đấy, tôi là một nạn nhân từng bị lạm dụng thời thơ ấu (mặc dù tôi ghét từ này, nhưng đó chính xác là như vậy), hay thuật ngữ chuyên môn gọi là “những trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực”.

Trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực là gì?

Theo định nghĩa của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), “trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực (Adverse Childhood Experiences – ACE) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các loại hành vi liên quan đến lạm dụng, bỏ mặc và các trải nghiệm có khả năng gây sang khác mà xảy ra với những người dưới 18 tuổi”.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ những năm 1990, sau khi bác sĩ Vincent Felitti, trưởng khoa y tế dự phòng của Kaiser Permanente, ở San Diego, phát hiện ra mối tương quan giữa các sang chấn thời thơ ấu và cơ chế ứng phó không lành mạnh của chứng trầm cảm, lo âu và sợ hãi.

Các kết quả nghiên cứu về trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực cho thấy tuổi thơ của bạn càng không “êm đẹp” thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe sau này càng cao.

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, hóa ra, những trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực rất phổ biến ở mọi người, với khoảng 2/3 trong tổng số người tham gia khảo sát cho thấy họ đã phải trải qua các việc sau đây khi còn nhỏ: Bị lạm dụng thể chất; bị lạm dụng tình dục; bị lạm dụng tình cảm; bị bỏ mặc (không được quan tâm) về thể chất và tinh thần; bị tiếp xúc với bạo lực gia đình; bố mẹ ly thân hoặc ly hôn…

Trong suốt tuổi thiếu niên của mình và cho đến đầu tuổi 20, tôi vẫn tin rằng để có được tình yêu của ai đó, tôi phải quan hệ tình dục với họ. Tôi nhận ra đây là cách mà tôi đã tin theo.

Tôi cũng đã làm việc với nhiều phụ nữ mà bị lạm dụng thể xác và tinh thần và họ không thể hiểu tại sao họ vẫn tiếp tục mối quan hệ đó – cho đến khi họ nhìn lại và nhận ra rằng tuổi thơ của họ, họ lớn lên khi phải chứng kiến cha mình là người đã ngược đãi thể chất và tinh thần chính mẹ của họ.

Những người đã trải qua những trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực không chỉ phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe thể chất mà trong tình yêu cũng có sự khác biệt vì những kỳ vọng tiêu cực. Họ không ý thức được những điều này nhưng đó là mô hình mà dường như bộ não của bạn đã được lập trình và điều khiển một cách tự động. Nếu bạn nhìn lại dòng thời gian của cuộc đời mình, bạn sẽ thấy có một mô hình chung của các mối quan hệ đã tan vỡ (mà đối phương là người đã lạm dụng và không tôn trọng bạn).

Khi bạn trải qua những trải nghiệm tuổi thơ tiêu cực, tâm trí vô thức của bạn có thể trở thành kẻ bắt nạt của chính bạn, chúng nói với bạn rằng hãy tin vào những điều thiếu căn cứ như:

– Tất cả những người tôi yêu sẽ làm tổn thương hoặc lạm dụng tôi.
– Tôi xứng đáng bị đối xử tệ.
– Tôi không xứng đáng để có một mối quan hệ lâu dài và yêu thương

Bộ não vô thức của chúng ta sau đó sẽ tìm cách chứng minh những suy nghĩ trên là đúng và bảo vệ những quan điểm đó.

Tuy nhiên, những tổn thương đều có thể được chữa lành khi bạn mong muốn bước qua nó và hướng đến sự phát triển lành mạnh trong mình.
———–
Lược dịch từ: https://themindsjournal.com/childhood-trauma-screwing-up-r…/
Ảnh: Pinterest
———–
#Trainghiemtieucuc #Tuoithotieucuc
#Tonthuong #chualanh
#Thamvantamly