Người ta nói rằng đừng nghĩ quá nhiều về quá khứ, điều gì đã qua thì không thể thay đổi được, vậy nên hãy để nó qua đi. Sẽ thật vô nghĩa khi cứ nhìn về quá khứ, thay vào đó con người cần tập trung vào hiện tại. Quá khứ không ngăn trở việc bạn là ai ở hiện tại.
Sẽ ra sao nếu như bạn muốn gác lại quá khứ nhưng những tổn thương cảm xúc tuổi thơ chưa được tháo gỡ đang ngăn trở bạn tiến về phía trước? Bạn phải làm gì tiếp theo?
Tất cả những gì ta đã trải qua đều góp phần định hình nên bản thể hiện tại của chính ta hiện tại, vậy thì làm sao có thể quên đi tất cả những tổn thương thời thơ ấu và tiếp tục cuộc sống của mình?
Nếu bạn đã từng chịu đựng nỗi đau tinh thần, tổn thương cảm xúc trong quá khứ, không dễ để gạt chúng sang một bên. Nếu bạn không ứng xử với những vết thương này một cách phù hợp, hay “dán băng y tế cho chúng”. chúng có thể sẽ quay trở lại và khiến bạn tổn thương thêm nhiều lần nữa.
Những vết thương tình cảm đã xảy đến trong thời thơ ấu sẽ tiếp tục cư trú trong vô thức của bạn.
Dưới đây là 3 loại tổn thương cảm xúc thời thơ ấu khiến bạn mắc kẹt:
1. Tổn thương có liên quan đến sự độc lập (independence)
Vết thương tình cảm gắn liền với sự độc lập có xu hướng tăng lên khi ai đó trong cuộc sống của bạn cố gắng thống trị bạn và kiểm soát sự tự do của bạn. Nếu bạn đã cho ai đó một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của mình, tùy thuộc vào từng hiểu người, họ có thể sẽ lạm dụng điều đó và cố gắng hạn chế sự tự do của bạn, chỉ vì họ muốn và họ nghĩ rằng họ nên làm như vậy. Điều này cuối cùng có thể giáng một đòn mạnh vào cảm giác độc lập và ý thức về không gian cá nhân của bạn.
Khi còn nhỏ, nếu sự tự do của bạn bị cha mẹ hạn chế nghiêm trọng, và khả năng ra quyết định của bạn bị nghi ngờ hết lần này đến lần khác, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy không tự tin về bản thân, ngay cả khi bạn đã trưởng thành. Điều này cũng có thể xảy ra nếu ai đó liên tục không đồng ý với bạn, từ chối bạn và đòi hỏi câu trả lời từ bạn ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhặt và vô hại. Một lý do quan trọng khác cũng dẫn đến tình trạng thiếu độc lập của cá nhân là khi ai đó khiến cá nhân cảm thấy mình kém cỏi, không có khả năng và vô dụng.
Những vết thương tình cảm khắc nghiệt này trong thời thơ ấu có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bạn, ngay cả khi bạn đã bước vào tuổi trưởng thành. Bạn có thể gặp khó khăn khi phải đưa ra quyết định và cũng có thể khi bạn cần chủ động về điều gì đó. Điều này dẫn đến việc bạn trở thành một người tự đề cao và phục tùng. Sự lưỡng lự và thụ động của bạn tạo điều kiện cho người khác có thể kiểm soát bạn để đạt được lợi ích cho họ, và họ sẽ không ngừng thao túng bạn, mà không quan tâm gì tới cảm xúc của bạn.
Ai đó có thể có vị trí quan trọng trong cuộc sống của bạn, nhưng đừng giao cho họ dây cương điều khiển cuộc sống của bạn. Đây là cuộc sống của bạn, và bạn không bao giờ nên cho bất kỳ ai quyền quyết định điều gì bạn nên làm hoặc không nên làm.
2. Tổn thương có liên quan đến lòng tự trọng (self – esteem)
Nếu bạn đã từng phải đối mặt với vô số lời từ chối trong quá khứ của bạn, điều đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bản thân (self – development) và lòng tự yêu bản thân (self – love) của bạn khi trưởng thành. Không dễ để đối phó với sự chối bỏ bản thân (rejections) và điều đó có thể dẫn đến rất nhiều đau khổ về tinh thần và cảm xúc.
Những lời từ chối liên tục và có hại từ gia đình và những người thân yêu, đặc biệt là khi bạn còn nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề về sự tự ti và những vết thương tình cảm sâu sắc, mà cuối cùng rất khó để xóa bỏ. Đổ lỗi, xấu hổ, chỉ trích liên tục, lăng mạ, sỉ nhục và hạ thấp người khác đều tỏ ra có hại quá mức đối với bất kỳ ai đang phải chịu đựng những cách thức ứng xử đó.
Sau tất cả, gia đình nên phải luôn là nơi an toàn và yêu thương. Vì vậy, khi điều duy nhất bạn nhận được từ gia đình là sự tiêu cực, thì hậu quả để lại là những vết thương tình cảm sâu sắc và đôi khi không thể chữa lành. Khi bạn cảm thấy mình không thuộc về gia đình và bị chính những người được cho là yêu bạn nhất cho rằng bạn không quan trọng, lòng tự ái của bạn có thể bị tổn thương sâu sắc, gây ra những vết thương tinh thần sẽ đeo bám bạn suốt cuộc đời.
Thế nhưng, luôn có giải pháp cho người kiên trì tìm kiếm. Nếu bạn chọn cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực này một cách đúng đắn và lành mạnh, bạn vẫn có thể là một người trưởng thành hạnh phúc và lành mạnh về mặt cảm xúc. Những vết thương lòng từ thời thơ ấu của bạn không nhất thiết phải ở đó để phá hủy hạnh phúc, sự lạc quan yêu đời và quan trọng nhất là sự tự tin của bạn.
3. Tổn thương liên quan đến sự thiếu hụt tình cảm và tình yêu thương
Khi một đứa trẻ không được trải nghiệm tình cảm, tình yêu thương và sự hỗ trợ từ cha mẹ, chúng sẽ có cảm giác hụt hẫng và bị cô lập. Điều này cũng dẫn đến khao khát tình cảm không lành mạnh và trở nên phụ thuộc vào người khác. Bởi vì bạn chưa trải qua những cảm xúc này từ cha mẹ mình, bạn luôn tìm cách nhận được điều đó từ những người khác mà bạn gặp trong cuộc đời.
Nhu cầu liên tục có được sự chấp thuận từ bên ngoài này có thể biến rất nhiều người thành những kẻ luôn muốn làm hài lòng người khác, và hoàn toàn quên đi bản thân mình. Hạnh phúc của bạn và mọi thứ bạn làm phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ và tin tưởng về bạn. Các khái niệm về tình yêu bản thân và sự tự tin trở nên xa lạ với bạn, và miễn là người khác đánh giá cao bạn, bạn sẽ cảm thấy thành công và hạnh phúc.
Nếu bạn không ngừng tìm kiếm sự công nhận từ những người khác mà không phải chính bản thân bạn, làm thế nào để bạn thực sự đạt được hạnh phúc? Đúng là việc những người thân của bạn nghĩ gì về bạn cũng quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là bạn nghĩ gì về chính bản thân mình; bạn yêu và chấp nhận bản thân mình đến mức nào. Bạn sẽ không bao giờ thực sự hạnh phúc nếu bạn không thực hành lòng tự ái (self-love) và lòng trắc ẩn (self-compassion).
Những vết thương lòng mà bạn đã trải qua trong thời thơ ấu có thể khó quên và vượt qua, nhưng hãy cứ cố gắng. Ta cần bắt đầu từ đâu đó để tiến bộ, phải không? Bạn càng cung cấp nhiều sức mạnh cho những vết thương này, chúng càng ngăn cản bạn lớn lên và trở lên tốt hơn. Có thể những vết thương này sẽ luôn là một phần của bạn, nhưng như vậy không có nghĩa chúng có thể kiểm soát toàn bộ cuộc sống của bạn.
Nguồn: https://themindsjournal.com/emotional-wounds-in-childhood/
————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/