DỪNG HOÀI NGHI MỌI LÚC: 3 BƯỚC CHUYỂN ĐỔI THÁI ĐỘ HOÀI NGHI THÀNH LẠC QUAN

Bạn có phản ứng mỉa mai với hầu hết các câu hỏi? Bạn luôn nhìn mọi thứ ở góc nhìn thực tế “phũ phàng” nhất? Có thể bạn đang là một người đầy hoài nghi. Mặc dù bạn có thể không nhận ra rằng bạn đang hoài nghi, nhưng điều đó đang gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. 

“Tôi vài lần bị gọi là kẻ giễu cợt vì những bình luận châm biếm, tính khí cục cằn và quan điểm thất vọng về cuộc sống hiện đại. Nhưng tôi thừa nhận rằng tôi có xu hướng tin tưởng nhiều hơn vào các khía cạnh tiêu cực của một tình huống, nhiều hơn là khía cạnh tươi sáng hơn của cuộc sống. May mắn thay, tôi nhận ra sự hoài nghi của mình đã ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi như thế nào và cuối cùng quyết định ngừng như vậy.”

Phải nói rằng, sự hoài nghi ở một mức độ nhất định là điều cần thiết đối với lòng tự trọng và sự sống còn của chúng ta, nhưng sự hoài nghi kéo dài có thể gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta cần đối mặt giải quyết thói quen hoài nghi của mình và tìm hiểu về các bước để ngừng trạng thái đó.

Hoài nghi nghĩa là gì?

Trong lịch sử Hy Lạp cổ đại có nhà triết gia Diogenes – người mệnh danh là Người hoài nghi. Liên kết với lịch sử, chủ nghĩa hoài nghi (hay còn gọi là “chủ nghĩa khuyển nho”) là một thái độ mà ta tin rằng hầu hết mọi người thường bị thúc đẩy bởi tư lợi của họ, thay vì bởi các yếu tố hoặc lý do không ích kỷ từ bản thân. Những người hoài nghi ngày nay có xu hướng không tin tưởng vào động cơ và ý định của người khác và tin rằng mọi người nhìn chung là không chân thành.

Chủ nghĩa hoài nghi phản ánh sự đánh giá tiêu cực về bản chất con người, niềm tin rằng tư lợi là động cơ cuối cùng đằng sau tất cả các hành động của con người, ngay cả những hành động có vẻ tốt và rằng mọi người sẽ cố gắng thỏa mãn điều đó – theo một nghiên cứu năm 2019 giải thích. Một người hoài nghi tin rằng con người luôn có xu hướng hành động ích kỷ vì họ chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mình. Những người này cũng có cái nhìn bi quan về thế giới và do đó khó tin tưởng những người bị thúc đẩy bởi tham vọng, mục tiêu, lạc thú, ham muốn, chủ nghĩa vật chất, v.v.

Nhưng điều gì khiến một người trở nên luôn hoài nghi?

Sự hoài nghi thường sinh ra từ những kỳ vọng không thực tế từ xã hội. Những kỳ vọng không được đáp ứng có thể dẫn đến vỡ mộng, loạt cảm giác tiêu cực như thất vọng, cay đắng và phẫn uất. Nó thường được kích hoạt khi chúng ta cảm thấy tức giận, bị tổn thương hoặc bị phản bội. Thay vì đối phó với những cảm xúc này một cách lành mạnh, chúng ta lại để những cảm xúc này làm sai lệch quan điểm và niềm tin của mình. Ai đó cũng có thể trở thành người hoài nghi khi cuộc sống làm họ cảm thấy quá tải (burnout). Một nghiên cứu năm 2016 giải thích : “ Trải nghiệm về sự hoài nghi có thể là một phần cốt lõi của sự quá tải hơn là kiệt sức

Ban đầu, chúng ta có thể nảy sinh thái độ hoài nghi đối với một tình huống hay một người cụ thể, nhưng cuối cùng nó chi phối suy nghĩ của chúng ta và khiến ta nhìn nhận mọi thứ theo cùng một cách tiêu cực. Thái độ tinh thần này dần dần khiến chúng ta dễ rơi vào cảm xúc căng thẳng, chán nản, thù ghét dẫn tới liên kết xã hội thấp và thúc đẩy xung đột cá nhân cao hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự hoài nghi có thể dẫn đến sự thù địch, gây hấn, tức giận, lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và thậm chí có ý định tự tử. Và đây là lý do tại sao bạn nên học cách ngừng hoài nghi nếu bạn nghĩ rằng bạn có những đặc điểm tính cách hoài nghi.

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các bước để ngừng hoài nghi, bạn cần hiểu rằng liệu bản thân thực sự có phải một người hoài nghi không, hay sự bi quan của bạn vẫn ở mức độ lành mạnh qua các dấu hiệu sau:

  • Bạn dễ trở nên khó chịu với những người lạc quan hoặc quá khích
  • Bạn sử dụng lời châm biếm làm giọng điệu chính để giao tiếp với người khác
  • Bạn nghĩ rằng những người khen ngợi bạn đang nói dối hoặc giả vờ lấy lòng
  • Bạn ngầm thắc mắc về những gì người khác nói về bạn 
  • Bạn tin rằng những người khác đối xử tốt với bạn vì họ muốn lợi dụng hoặc ít nhất là sử dụng bạn
  • Bạn có cái nhìn chung bi quan và tránh lãng mạn hóa cuộc sống
  • Bạn luôn tìm kiếm những điều có thể xảy ra sai sót và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
  • Bạn luôn tin rằng mọi người đều có động cơ thầm kín hoặc ẩn giấu

Vậy bạn có phải là một người hoài nghi không? Nếu có, thì đây là những gì bạn cần làm tiếp theo.

Các bước để ngừng hoài nghi

Nếu bạn là một người hay hoài nghi và muốn thay đổi tư duy và thái độ của mình theo hướng lạc quan hơn và ít mỉa mai hơn, thì đây là một số mẹo để bạn giảm dần sự hoài nghi của mình.

1/ Thừa nhận sự hoài nghi của chính mình

Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn đã trở nên quá hoài nghi vì lợi ích bản thân. Đây là bước đầu tiên để ta vượt qua sự cảnh giác, hoài nghi. Một khi bạn nhận thức được về thái độ đang kìm hãm bạn, bạn sẽ dễ dàng nỗ lực để thay đổi, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và phát triển cái nhìn lạc quan hơn. Cố gắng quan sát thái độ tiêu cực của bạn khi tương tác với người khác, chiêm nghiệm về hành vi bản thân có thể giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tự nhận thức và chánh niệm có thể giúp ta điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn và phát triển các hành vi vì xã hội. Vì vậy, khi bạn bắt đầu chú ý đến dòng suy nghĩ của mình, bạn có thể thay đổi thái độ hoài nghi của mình tốt hơn.

2/ Phát triển tư duy tích cực

Tất nhiên, nói thì dễ hơn làm, đặc biệt khi bạn là một người hay hoài nghi. Nhưng nếu bạn muốn học cách ngừng hoài nghi và thực hiện các bước để thay đổi thái độ của mình, thì điều này hoàn toàn quan trọng. Đối với một người hay hoài nghi, sự lạc quan có vẻ phi logic và thiếu chín chắn. Tuy nhiên, bạn cần nhận ra rằng sự lạc quan có một số lợi ích và đem lại “phần thưởng” có thể thay đổi cuộc sống của bạn, chẳng hạn như:

  • Sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn
  • Tuổi thọ cao và sống một cuộc đời lâu hơn
  • Ít ốm đau, bệnh tật
  • Kiểm soát cảm xúc tốt hơn
  • Mối quan hệ lành mạnh hơn
  • Tăng hiệu suất và năng suất trong công việc
  • Cải thiện khả năng phục hồi
  • Nâng cao khả năng thành công

Tuy nhiên, là một người hay hoài nghi, bạn có thể cảm thấy thực sự khó khăn để từ bỏ khuynh hướng tinh thần cũ của mình để trở thành từ bi quan sang lạc quan. Vì vậy, đây là một số cách để phát triển một tư duy tích cực hơn: 

  • Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những thông điệp và lời khẳng định tích cực mà bạn có thể lặp lại với chính mình mỗi ngày.
  • Đặt mục tiêu nhỏ và tập trung vào cách bạn có thể đạt được chúng thay vì tập trung vào việc người khác theo đuổi mục tiêu của họ.
  • Khi ở trong một tình huống khó khăn, nghĩ đến những kết quả tiêu cực nhưng hãy tập trung vào những mặt tích cực của vấn đề. “Trong cái rủi có cái may”  có thể dạy cho bạn rất nhiều điều.
  • Tránh nghĩ quá nhiều về tương lai, cho dù đó là công việc, các mối quan hệ hay mục tiêu của bạn. 
  • Tránh nghĩ về những thất bại trong quá khứ và những trải nghiệm tiêu cực. Điều tốt đẹp không thể đến nếu bạn chọn ngủ quên trong quá khứ đã qua và đóng mình với những cơ hội tiềm năng ở ngay hiện tại. 
  • Hãy quan tâm hơn và tập trung sự chú ý của bạn vào thời điểm hiện tại vì đó là tất cả những gì bạn thực sự có.
  • Thực hành lòng biết ơn và trân quý những gì bạn có bằng cách viết ra 3 điều bạn biết ơn mỗi ngày.
  • Dành nhiều thời gian hơn bên những người lạc quan. Thay vì phán xét họ, hãy quan sát mô hình suy nghĩ của họ trong các tình huống khác nhau. Tương tự, tránh những năng lượng bi quan và hoài nghi quanh cuộc sống bạn.
  • Thách thức những suy nghĩ tiêu cực của bạn và tự vấn bản thân khả năng thật sự xảy ra của những suy nghĩ đó. Đừng cho phép sự hoài nghi của bạn làm sai lệch suy nghĩ của bạn.
  • Hãy tập trung hơn vào giải pháp thay vì vấn đề.
  • Tạm dừng, thở và thư giãn

Thay vì cố gắng bận rộn liên tục để né tránh đối mặt với suy nghĩ tiêu cực của bạn, hãy tạm dừng một chút và tập trung vào hơi thở của bạn. Đó là cách để ngừng hoài nghi. Người ta đã quan sát thấy rằng những người hay hoài nghi dễ bị khó thở vì họ hay giữ hơi thở lâu. Mặc dù đây không phải là một hành động cố ý, nhưng phản ứng phòng thủ theo bản năng này có thể ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và quan sát suy nghĩ của họ.

Thực hành thở với các bài tập thở cùng với các kỹ thuật thư giãn như thiền chánh niệmyoga , có thể giúp bạn thở sâu và thư giãn tâm trí. Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần tạm dừng bản thân vào thời điểm nhận ra những suy nghĩ tiêu cực đang len lỏi, đi dạo bên ngoài và hít thở chậm và sâu. Điều này có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và bình tĩnh lại. Tạm dừng để hiện hữu với hiện tại và thở có thể giúp bạn cơ cấu lại các kiểu suy nghĩ của mình.

Ngoài các chiến lược quan trọng được đề cập ở trên, đây là một số điều khác bạn nên biết khi cố gắng tìm ra cách để ngừng hoài nghi:

  1. Tránh quan tâm nhiều đến thông tin & trải nghiệm tiêu cực vì nó xác thực sự bi quan và dẫn đến vòng lặp phản hồi tiêu cực.
  2. Quan sát và ngăn chặn những suy nghĩ hoài nghi ngay khi chúng xảy ra để chúng không ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ và hành xử.
  3. Giải quyết những tổn thương, nỗi sợ hãi và bất an trong quá khứ của bạn vì những điều này có thể gây ra đau đớn và đau khổ về mặt tinh thần và thúc đẩy sự hoài nghi của bạn.
  4. Hạn chế sử dụng tin tức, mạng xã hội và các hình thức truyền thông khác tiêu cực vì chúng có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn và dẫn đến thái độ nhìn nhận tiêu cực.
  5. Dành nhiều thời gian hơn trong thiên nhiên và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời , bằng cách đi dạo hoặc đi bộ đường dài, vì nó có thể đưa bạn vào trạng thái tích cực và khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
  6. Làm những điều bạn thích và vui tươi hơn. Hãy tò mò, khám phá những sở thích và thú vui mới, luyện tập nghệ thuật, chơi thể thao, xem phim và nghe nhạc.
  7. Thay vì phán xét tất cả mọi người, hãy cố gắng nhìn nhận một cách có ý thức những phẩm chất tốt nhất và những khía cạnh tích cực của họ.
  8. Thực hành lòng nhân ái, đồng cảm và từ bi hơn cũng như rèn luyện bản thân để giảm căng thẳng và lo lắng. 
  9. Tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người thân và tìm kiếm sự trợ giúp y tế từ bác sĩ trị liệu nếu cần.

Những bước đã đề cập ở trên, đây là cách để bạn ngừng hoài nghi và lạc quan hơn trong cuộc sống. 

Thay thế sự hoài nghi bằng sự lạc quan

Hầu hết chúng ta đều trải qua những trải nghiệm tiêu cực như mất mát, đau buồn, lạm dụng và chấn thương. Và đối với một số người trong chúng ta, sự hoài nghi sẽ giúp chúng ta ứng phó với các vấn đề nội tâm của mình và tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống. Sự hoài nghi của chúng ta giúp chúng ta cảm thấy như chúng ta có thể kiểm soát được bản thân và cuộc sống của mình. Tuy nhiên, trở thành người hay hoài nghi có thể có gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất và kìm hãm chúng ta trong cuộc sống. Thái độ tiêu cực của chúng ta có thể khiến ta bị mắc kẹt trong những bất an và khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy không vui.

Tuy nhiên, thay đổi tư duy và thái độ để áp dụng cách tiếp cận tích cực hơn có thể giúp chúng ta mang lại sự thay đổi tích cực trong sự nghiệp, các mối quan hệ và cuộc sống. Đừng cho phép sự hoài nghi định nghĩa bạn. Hãy cởi mở chào mừng sự tích cực và để hạnh phúc tràn ngập tới với bạn. 

Nguồn: https://themindsjournal.com/how-to-stop-being-cynical/

————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/