ĐIỀU GÌ ĐÃ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA TRÊN THẾ GIỚI?

Văn hóa là thứ tồn tại một cách vô hình song cũng rất rõ ràng và mang tính đặc trưng trong mọi xã hội trên khắp thế giới. Văn hóa được sinh ra, phát triển, và bảo tồn bởi chính con người. Những nhà nghiên cứu chuyên ngành nhân loại học đã đặc biệt nghiên cứu về cội nguồn của văn hóa cho rằng, chính những cảm xúc nguyên thủy nhất trong con người cùng với thái độ sống của họ là nguồn cảm hứng để họ tạo dựng nên đạo đức, công lý, và đặt nền tảng vững chắc cho nền văn hóa của họ. Hay nói cách khác, đó là mô thức trong tâm lý của một nền văn hóa. Vì vậy khi nói đến văn hóa, chúng ta luôn nghĩ đó là thứ mang đậm tính truyền thống rất cao.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có ba kiểu xã hội lấy nguồn cảm hứng từ ba loại cảm xúc nguyên thủy để gây dựng nên văn hóa:

(1) Kiểu xã hội có nền tảng là mặc cảm tội lỗi:
(2) Kiểu xã hội có nển tảng “vinh – nhục”;
(3) Kiểu xã hội có nền tảng là sợ hãi

Sự khác nhau của những kiểu xã hội này xuất hiện trong mọi góc nghách của xã hội đó từ những góc độ mang tính chính trị và vĩ mô (ví dụ như cách mà một nhà nước hay một công ti vận hành) cho đến những góc đời thường và bình dị hơn, đó là cách cha mẹ giáo dục con trẻ. Và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và nhận thức của những đứa trẻ này về những giá trị trong xã hội như đạo đức, nhân phẩm, và sự công bằng.

Ở những nước phương Tây (các nước Bắc Mỹ và khối châu Âu), cha mẹ nuôi nấng con cái và lấy câu hỏi “Con có nghĩ làm thế này là đúng hay không”? làm trọng tâm cho phương pháp dạy con của mình là hướng đến tính kỉ luật và sự công bằng của luật pháp. Phụ huynh ở nước Châu Á và Trung Đông thường hướng con cái của họ đến những giá trị mang tính cộng đồng như bộ mặt của gia đình hay khái niệm về sự danh dự và tủi nhục. Vì vậy câu hỏi đại diện cho tư tưởng giáo dục này là “Con nghĩ mọi người sẽ đánh giá về con như thế nào nếu con làm việc này?”. Ở Việt Nam, một nước chịu ảnh hưởng lớn bởi nền văn minh Trung Hoa, đặc biệt là những giá trị tàn dư song mang tính cốt lõi của tư tưởng Nho Giáo và Đạo Giáo, phong cách nuôi dạy con cái của cha mẹ Việt Nam cũng giống như phong cách dạy con của cha mẹ ở các nước Châu Á và Trung Đông nói chung, đó là dạy con cái hướng đến những giá trị mang tính cộng đồng rất cao, đặc biệt là trong gia đình.

Thế giới ngày càng phát triển về mặt công nghệ cũng như về mặt con người, các nước trên thế giới học hỏi lẫn nhau về mọi mặt, trong đó bao gồm các phương pháp về nuôi dạy con cái. Vì vậy, ở một nước đang phát triển như Việt Nam, sự xung đột mang tính thời đại giữa những giá trị truyền thống và hiện đại xảy ra là điều tất yếu. Hay cụ thể hơn khi nói về chủ đề phương pháp dạy con của các nền văn hóa này, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là điều không tránh khỏi, mặc dù động cơ từ hai phía là cha mẹ với con cái đều có thể không sai.

Nguồn tham khảo: http://theculturetest.com
———-
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
———-
👉👉👉Tìm hiểu và đăng ký tham gia khóa học “Psy Class – Gặp gỡ Tâm lý học” diễn ra vào tháng 10 tại đây:

https://www.facebook.com/events/935215966963974/