Là một nhà tâm lý học, tôi đã trực tiếp chứng kiến những khó khăn mà các bậc cha mẹ phải đối mặt khi nuôi dạy con cái. Tôi hiểu rằng không có một cẩm nang hoàn hảo nào có thể chỉ cha mẹ cách nuôi dạy con cái tốt nhất. Làm cha mẹ lần đầu thường là liên quan đến việc thử và sai. Mọi người lấy lời khuyên từ nhiều nguồn và truyền lại các phương pháp nuôi dạy con cái theo thế hệ, nhưng thật khó để biết cách nào là hiệu quả nhất. Làm cha mẹ chỉ đơn giản là cung cấp tình yêu, thức ăn, sự giáo dục và nơi ở.
Bắt đầu từ khi một đứa trẻ còn nhỏ, cha mẹ sẽ thường tìm kiếm lời khuyên từ những bậc cha mẹ có kinh nghiệm và rút ra những điều họ đã được dạy khi còn nhỏ. Mọi người có xu hướng làm cha mẹ tương tự như cách họ được cha mẹ nuôi dưỡng. Đó không phải là bản năng mà là được học theo những gì cha mẹ họ đã từng nuôi dạy, mô phỏng. Sẽ rất hữu ích nếu tham khảo từ nhiều nguồn thông tin, chẳng hạn như sách nuôi dạy con cái hoặc hỏi nhà chuyên gia, giáo viên và bạn bè.Nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ luôn dễ dàng hoặc hoàn hảo.
Vậy làm thế nào bạn có thể xử lý những khó khăn phổ biến của việc nuôi dạy con cái trong các giai đoạn phát triển của trẻ?
1/Thực hiện cách giải quyết xung đột phù hợp trước mặt con của bạn.
Ngay cả những bậc cha mẹ có thói quen cư xử tốt cũng có thể mất bình tĩnh trước mặt con cái. Miễn là bạn xin lỗi và thừa nhận rằng bạn đã có phần mất kiểm soát và không đúng, điều đó có thể dạy trẻ cách giải quyết xung đột một cách hợp lý. Tất nhiên, bạn nên cố gắng để không mất bình tĩnh, nhưng thực tế, trẻ cũng sẽ nhìn thấy sự kiểm soát đó của bạn và học hỏi được cách cư xử khi xảy ra mâu thuẫn. Những tình huống này có thể là một số bài học ý nghĩa trong cuộc sống của trẻ.
2/ Giải quyết sự xấu hổ của chính bạn và không để nó ảnh hưởng đến những chuyện khác trong cuộc sống của bạn.
Sống một lối sống không xấu hổ, xây dựng sự tự tin, thúc đẩy lòng tự trọng và thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh. Thanh thiếu niên có nhiều khả năng cảm thấy xấu hổ hơn người lớn. Phụ nữ có nhiều khả năng phải trải qua những ảnh hưởng tiêu cực của sự xấu hổ. Nói không và phải viện lý do, hay thậm chí tệ hơn là suy sụp và cảm thấy tội lỗi, đều là những triệu chứng của sự xấu hổ. Cho phép trẻ thiết lập những ranh giới và dạy trẻ một số từ thể hiện điều đó. Cho phép trẻ nói “không” và thực hiện nó, đồng thời hướng dẫn trẻ cách thể hiện, bày tỏ khi bị tổn thương. Đây là liều thuốc giải độc cho sự xấu hổ: Đừng ngại nói rằng bạn sợ hoặc bạn đã mắc sai lầm.
3/ Tập trung vào những hành vi tốt hoặc khi bạn đang “ bắt trẻ thực hiện hành vi tốt” và bỏ qua cho những hành vi tiêu cực.
Bạn hãy tạo ra một môi trường tích cực có lợi cho trẻ em. Điều này bao gồm cả những việc bạn bắt trẻ thực hiện hành vi tốt. Khi trẻ thực hành vi tốt, hãy khen ngợi và khen thưởng hành vi của trẻ. Khi bạn thừa nhận hành vi tiêu cực ở trẻ, bạn đang củng cố cho trẻ rằng bạn chỉ đang có sự chú ý vào điều đó, vì vậy, thay vì thừa nhận hãy cố gắng bỏ qua cho hành vi tiêu cực đó của trẻ.
4/ Ngừng đi theo các chuẩn mực giới.
Các chuẩn mực giới có thể tạo ra một môi trường độc hại cho trẻ em. Các đặc điểm nữ tính và nam tính có ở tất cả các giới tính. Ý tưởng của chúng ta về cách trẻ em trai và trẻ em gái nên hành động vẫn tồn tại những lầm tưởng về giới tính, và điều này không hữu ích.
Việc nuôi dạy con ở lứa tuổi thanh thiếu niên trở nên khó khăn hơn một chút khi trẻ bắt đầu dậy thì và mong muốn độc lập hơn. Trao đổi trực tiếp và cởi mở với trẻ về tình dục là điều quan trọng. Quan niệm cho rằng nói chuyện về tình dục với trẻ sẽ khuyến khích chúng trở nên quan hệ tình dục sớm hơn là một quan niệm sai lầm. Cha mẹ cần chuẩn bị và bảo vệ trẻ bằng cách tham gia vào các cuộc trò chuyện trẻ và dạy trẻ cách quan hệ tình dục an toàn. Cung cấp thông tin chính xác và khuyến khích trẻ đưa ra quyết định quan hệ tình dục khi thực sự cảm thấy sẵn sàng. Giải thích cách sử dụng các biện pháp tránh thai và thảo luận về các phương pháp tình dục an toàn.
Mỗi trải nghiệm nuôi dạy con là duy nhất. Hãy cố gắng hết sức có thể, đưa ra lời khuyên hữu ích và nếu chiến lược của bạn không hiệu quả, hãy thay đổi hướng đi và tiếp tục. Bạn có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn để tìm kiếm sự giúp đỡ, hay tìm kiếm câu trả lời phù hợp. Hãy sống một cuộc sống làm cha mẹ mà không cảm thấy tội lỗi.
——-
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con và cần được tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi: