Vấn đề ở bạn hay ở con?

Ngày đó khi một người mẹ đưa đứa trẻ tới và nói với mình: “Em có thể giúp chị hỗ trợ thay đổi hành vi của bạn ấy, bạn ấy có hành vi lấy tiền, lấy trộm điện thoại, hứa hẹn thường xuyên tới mức cả gia đình đã thực sự mất niềm tin, khi nghĩ tới thôi là chị thấy lo sợ cái cảm giác con sẽ lặp lại bất cứ lúc nào những hành vi cũ, vì đã hứa hẹn quá nhiều lần rồi, cả nhà chị hiện tại không ai có thể tin được bạn ấy”

Hôm nay khi gặp lại buổi cuối cùng sau 3 tháng đồng hành người mẹ nói rằng: “Chị thấy thương con vô cùng, đáng lẽ ra những điều mà bạn ấy nghiễm nhiên được hưởng, thì lại phải biến thành mong muốn, mong rằng mẹ và dì có thể đồng hành trợ giúp con trong giai đoạn đầu thực hiện lời hứa” “Chị được giáo dục là phải sống vì người khác, nên chị cũng dạy con theo cách phải sống vì người khác, vì thế nên con chị đã không biết được con thực sự cảm thấy thế nào, ngoài việc cố gắng làm hài lòng người khác; chị đã cố gắng quên đi mọi thứ, có lúc chị tức điên người như một con rồ, nhưng chả biết mình tức vì cái gì, để rồi cách giải tỏa của chị được giải quyết bằng một cuộc ly hôn” “Từ khi gặp em, chị đã tìm ra được một hướng đi, chị phải đi bằng đôi chân của mình, tự mình vượt qua, chứ không thể nhờ vào một ai đó” “Chị thấy mình có thể áp dụng vào mọi thứ, mọi mối quan hệ trong cuộc sống, không riêng gì mối quan hệ của chị với con; không chỉ riêng con chị, mà chị, những thành viên khác trong gia đình chị có những thay đổi, có những cái nhìn khác”. “Chị nghĩ mình sinh ra con, con phải nghe lời mình và con không thể biết hơn mình được, chị đã nghĩ như vậy”

Đây là ca tham vấn gia đình đầu tiên của mình, nó làm mình có nhiều cảm xúc, nhiều điều lý thú xung quanh một cuộc sống gia đình luôn bao bọc bảo vệ con cái một cách thái quá. Tìm mọi cách để kiểm soát toàn bộ cuộc sống của con cái, cả ý chí, cảm xúc, mong muốn cá nhân, đứa trẻ như bị tê liệt trước câu hỏi con muốn điều gì? Con cảm thấy như thế nào?…