STRESS Ở PHỤ NỮ MANG THAI & NHỮNG ẢNH HƯỞNG

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở văn phòng bác sĩ và vừa được thông báo rằng bạn sắp làm cha mẹ. Bạn cảm thấy một làn sóng phấn khích, sau đó là sợ hãi. Tôi sẽ quản lý công việc và con cái như thế nào? Nuôi con tốn bao nhiêu tiền? Tôi sẽ trở thành một ông bố bà mẹ tốt chứ?
 
Tất cả những suy nghĩ này khơi dậy phản ứng căng thẳng và cơ thể bạn bắt đầu tiết ra một loại hormone căng thẳng gọi là cortisol. Ở những người mang thai, hormone này được truyền cho con qua nhau thai. Hệ thống cơ thể của thai nhi đang phát triển, chúng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những thay đổi của môi trường.
 
Trên thực tế, phụ nữ mang thai thường có phản ứng sinh lý thấp hơn với căng thẳng, có thể là cách tự nhiên để bảo vệ thai nhi. Nhưng việc tiếp xúc với nồng độ cao của cortisol do căng thẳng mãn tính, nghiêm trọng có thể khiến hệ thống căng thẳng đang phát triển của trẻ rơi vào tình trạng khó khăn, cuối cùng làm thay đổi độ nhạy cảm của trẻ với căng thẳng.
 
Một nghiên cứu về những đứa trẻ được sinh ra sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 đã chỉ ra rằng: Những phụ nữ mang thai và mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) trong sự kiện này, sinh con ra có mức cortisol bị thay đổi trong năm đầu đời nhiều hơn so với những bà mẹ không mắc PTSD sau cuộc tấn công. Như vây những phụ nữ trải qua căng thẳng tột độ trong thời kỳ mang thai thì đứa trẻ được sinh ra có phản ứng căng thẳng bị thay đổi về mặt sinh học. Tuy nhiên, những bà mẹ có thể kiểm soát mức độ căng thẳng thì con họ không có biểu hiện thay đổi về phản ứng căng thẳng.
 
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Radboud, Hà Lan gần đây đã phát hiện ra rằng trong năm đầu tiên, trẻ sơ sinh bị căng thẳng trong tử cung có xu hướng quấy khóc hơn, tính khí khó chịu hơn và khó ngủ hơn. Trong thời thơ ấu, những đứa trẻ này gặp nhiều vấn đề về tự điều chỉnh nhiều hơn và thường xuyên được chẩn đoán mắc ADHD.
 
HIỂU VÀ HÀNH ĐỘNG
 
Hiểu về những ảnh hưởng của căng thẳng ở phụ nữ đang mang thai, chúng ta cũng cần phải nhận ra rằng lo lắng về việc làm cha mẹ là điều bình thường. Một chút căng thẳng hàng ngày sẽ không gây hại cho con của bạn. Trên thực tế, một lượng nhỏ căng thẳng đã thực sự được chứng minh là có một số tác động tích cực đến sự phát triển. Chỉ khi bạn bị căng thẳng kinh niên hoặc phải trải qua một sự kiện căng thẳng dữ dội khiến mức độ căng thẳng trở nên đáng lo ngại.
 
Thực hành thiền định và yoga đã được chứng minh là có thể giúp các bà mẹ kiểm soát mức độ căng thẳng. Liệu pháp trò chuyện cũng có thể hữu ích cho những bà mẹ đang chống chọi với chứng trầm cảm hoặc lo lắng. Ngoài ra, sự hỗ trợ xã hội, đặc biệt là từ người chồng đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng giúp cân bằng sự căng thẳng của người mẹ khi mang thai.
————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
———-
👉👉👉Tìm hiểu và đăng ký tham gia các sự kiện của Mindcare tại đây:
1️⃣ Chương trình “THAM VẤN TÂM LÝ – TRẢ PHÍ TÙY TÂM” diễn ra vào chủ nhật tuần thứ 2 của mỗi tháng:

https://www.facebook.com/events/1943464119124240/
2️⃣Talkshow: Sự Thật Về Thai Giáo Dưới Góc Nhìn Tâm Lý Học
https://www.facebook.com/events/772769460239671/