KỲ VỌNG CỦA CHA MẸ: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI

Trong một lớp học sinh được dạy về chủ đề làm cha mẹ, câu hỏi đặt ra là liệu những kỳ vọng của cha mẹ có khi nào là một điều tốt hay không? Sự nhất trí về câu trả lời trong lớp những người trẻ này là những kỳ vọng của cha mẹ có tác động làm suy nhược và khiến trẻ cảm thấy xấu hổ trong giai đoạn trẻ đang hình thành bản sắc cá nhân của mình.
Tuy nhiên, kỳ vọng của cha mẹ cũng có lợi ích trong việc khuyến khích trẻ phát triển khả năng của chúng. Câu trả lời cho vấn đề nan giải này có thể nằm ở việc liệu những kỳ vọng đó có xuất phát từ thái độ của cha mẹ đối với đứa con của họ hay không, những xu hướng và tính khí độc đáo.
1. Lợi ích: Cảm giác về sự thuộc về, được khuyến khích và hướng dẫn
Các kỳ vọng của cha mẹ sẽ truyền đi thông điệp với trẻ rằng những gì chúng làm rất quan trọng đối với chúng ta! Những kỳ vọng này khiến trẻ có cảm giác rằng trẻ là một phần vô cùng quan trọng đối với cha mẹ. Điều này mang lại cho trẻ một cảm giác sâu sắc của sự thuộc về. Những hy vọng của cha mẹ về tương lai của trẻ gắn bó chặt chẽ với hy vọng của cha mẹ về tương lai về tương lai của chính mình.
Kỳ vọng của cha mẹ khuyến khích trẻ phát triển. Khi cha mẹ nói chuyện với trẻ, cha mẹ thường sẽ ngầm truyền tải kỳ vọng hay mong muốn của mình đang đặt ở con. Trẻ sẽ cảm nhận được điều này và nó giống như một sự định hướng cho chính trẻ vậy.
Kỳ vọng của cha mẹ có thể giúp trẻ có sẵn các lựa chọn và hạn chế được những cạm bẫy tiềm ẩn, đồng thời khiến trẻ có thể tự tin hơn vào bản thân. Ví dụ, nếu kỳ vọng là con của bạn sẽ vào đại học, trẻ có thể hình thành sự tự tin về khả năng của chúng, khuyến khích trẻ cố gắng học tập và phấn đấu nhiều hơn.
2. Tác hại: Cảm nhận nỗi thất vọng, lòng tự trọng thấp và xấu hổ
Những kỳ vọng của cha mẹ có hại khi chúng không phù hợp đối với trẻ. Khi mong đợi của cha mẹ về con cái không trùng với sở thích, tài năng và khuynh hướng của trẻ thì những kỳ vọng của cha mẹ sẽ trở thành sự kìm hãm và cản trở đối với sự phát triển của trẻ.
Trẻ em phát triển ý thức/cảm giác về bản thân mình từ cách chúng được trải nghiệm thông qua cách thể hiện của cha mẹ. Niềm vui của cha mẹ cho phép trẻ cũng được cảm nhận niềm vui và được truyền cảm hứng. Khi những kỳ vọng của cha mẹ không được đáp ứng và cha mẹ thể hiện sự thất vọng, trẻ sẽ “nội hóa” cảm giác thất vọng ấy vào mình và chúng cũng cảm thấy thất vọng về chính bản thân chúng (vì đã không làm cha mẹ hài lòng).
Khi trẻ cảm thấy sự thất vọng ở cha mẹ là thứ có thể được khắc phục và thay đổi, trẻ có thể hình thành một động lực thôi thúc bản thân cố gắng hơn nữa để có được sự hài lòng hoặc công nhận của cha mẹ.
Nếu những mong đợi của cha mẹ về trẻ lại nhưng lại không nằm trong số những tài năng mà trẻ có, sự thất vọng của cha mẹ càng tăng lên (trẻ lại càng gia tăng cảm giác thất vọng về bản thân). Dần dần khiến trẻ hình thành phát triển cảm giác về một lòng tự trọng thấp.
Khi những kỳ vọng của cha mẹ mâu thuẫn trực tiếp với cách mà trẻ trải nghiệm và cảm nhận về bản thân chúng, trẻ có thể sẽ giấu những gì thực sự đang tồn tại trong trẻ (những phần mà trẻ cảm thấy không được cha mẹ chấp nhận). Vì vậy, trẻ hình thành một “bản sắc giả” để phù hợp hơn với những kỳ vọng của cha mẹ (Trẻ có thể thể hiện cảm xúc, hành vi hay những mặt tính cách của mình mà trẻ nghĩ những đặc điểm đó sẽ được cha mẹ chấp nhận và vui vẻ hơn).
Ví dụ: Trẻ là đồng tính nữ hoặc đồng tính nam nhưng được cha mẹ kỳ là dị tính hoặc phù hợp với vai trò giới theo văn hóa truyền thống, trẻ sẽ chối bỏ những phần không được chấp nhận ở cha mẹ. Những đứa trẻ này lớn lên với một cảm giác xấu hổ sâu sắc về bản thân mình.