Chúng ta nên nói gì với người trầm cảm? Họ muốn nghe điều gì từ bạn?

Bạn muốn giúp đỡ một người đang trầm cảm? Hãy lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận nếu bạn muốn giao tiếp với họ.

Sự kỳ thị của mọi người đối với bệnh trầm cảm thường dẫn đến những người trầm cảm phần nào bị cô lập xã hội vì họ tin rằng không ai hiểu được những điều mà họ đang phải trải qua. Bằng cách né tránh hoặc hạn chế giao tiếp với mọi người, họ sẽ không phải đối mặt với sự kỳ thị hoặc phải giải thích đi giải thích lại về những điều họ đang phải vật lộn chịu đựng.

Vậy, với tư cách là một người bạn hay người thân, bạn phải làm gì?

1 Mình ở đây vì (với) bạn.

Đây có thể là câu nói có thể giúp bạn xây dựng được sự kết nối với người trầm cảm. Người trầm cảm có thể dễ cảm thấy cô đơn và bị choáng ngợp; biết rằng có ai đó đang hoặc sẽ ở đó để giúp đỡ họ sẽ khiến việc bạn tiếp cận và trò chuyện với họ dễ dàng hơn.

Bạn có thể đưa ra những lời đề nghị giúp đỡ từ những điều nhỏ nhất. Có thể là gợi ý đi dạo hàng ngày cùng nhau, cùng nhau xem một chương trình hoặc bộ phim nào đó… Hãy nói và thể hiện sự quan tâm của bạn bằng những hành động yêu thương, ân cần để giúp người thân hoặc bạn của bạn để họ cảm thấy được hỗ trợ.

2 Đó không phải là lỗi của bạn.

Để những người thân yêu của bạn biết rằng việc họ đang trầm cảm không phải là lỗi của họ, đó là một rối nhiễu, một khó khăn chứ không phải là một sự lựa chọn. Bởi nhiều người bị trầm cảm cảm thấy như họ đã làm gì đó để gây ra vấn đề này.

Cảm giác tội lỗi thực sự là một “gánh nặng” mà những người trầm cảm phải chịu đựng. Và sự giao tiếp xuất phát từ tình yêu thương này có thể giúp họ không còn tiếp tục đổ lỗi cho bản thân nữa.

3 Tôi muốn đi cùng bạn.

Trầm cảm gây ra cảm giác mệt mỏi, vô dụng, mặc cảm tội lỗi và khó tập trung. Những triệu chứng này làm cản trở các hoạt động thường ngày của họ như hẹn gặp ai đó; tập thể dục hoặc những việc liên quan đến trị liệu. Các triệu chứng của trầm cảm cũng dễ khiến họ cảm thấy mình như một gánh nặng cho những người xung quanh họ.

Bạn có thể thể hiện rằng bạn muốn giúp đỡ họ bằng cách đưa họ đến các cuộc hẹn (như với bác sĩ, đối tác, giáo viên, bạn bè…) và ngỏ ý hỗ trợ họ trong quá trình trị liệu. Điều này có thể giúp bạn mở ra cánh cửa giao tiếp với họ.

4 Mình có thể làm gì/như thế nào để giúp bạn?

Đó là một ý tưởng tốt để hỏi người thân yêu của bạn rằng bạn có thể làm gì hoặc làm như thế nào như thế nào để có thể giúp đỡ được họ.

Đôi khi, những việc làm hằng ngày có thể cũng là một điều quá sức với người đang trầm cảm. Bạn có thể gợi ý giúp đỡ những việc như dọn dẹp, giặt quần áo, chăm sóc thú cưng,… để thể hiện rằng bạn đang cố gắng để hỗ trợ và đồng hành cùng họ.
(Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn cần hỏi họ trước khi bạn làm việc gì đó. Vì việc bạn nghĩ là tốt thì chưa chắc họ đã cảm thấy như vậy).

5 Không nói gì cả có thể cũng là một món quà

Đôi khi sự im lặng thực sự là vàng và một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm chỉ là sự hiện diện (có mặt) của chính bạn. Một vài cử chỉ nhỏ có thể là vô nghĩa đối với bạn nhưng với những người trầm cảm, đó lại là một cử chỉ thân mật và quan tâm mà họ đang cần.

Lược dịch từ https://www.psycom.net/5-phrases-to-help-someone-with-depre…
——————
Hãy liên hệ với MindCare nếu bạn cần sự trợ giúp!

#Tramcam #Thauhieu
#MindCare #Thamvantamy