Cảm xúc tiêu cực đến từ đâu (P.4)

1. Những suy nghĩ tiêu cực tốt cho bạn

Xã hội của chúng ta đã kỳ thị những cảm xúc tiêu cực – bạn luôn được kỳ vọng rằng bạn phải luôn cảm thấy và nhìn thật hoàn hảo. Điều này làm gia tăng thêm căng thẳng và đau khổ không đáng để có. Một người đang đau khổ và họ cảm thấy cần phải thu mình và không muốn tiếp xúc với người khác. Họ cảm thấy có gì đó không ổn với họ – họ cảm thấy như bị bỏ rơi.

Bạn không cần phải cảm thấy xấu hổ vì việc bạn có trải nghiệm với những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực. Tất cả chúng ta đều giống nhau. Thật ra, đó là một thói quen lành mạnh. Kìm nén cảm xúc của bạn giống như bóp một tuýp kem đánh răng trong khi đang đóng nắp – bạn càng cố gắng im lặng ngó lơ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực thì chúng lại càng chiến đấu mạnh mẽ hơn để tìm lối thoát cho chính mình.

Cảm xúc tiêu cực là một điều hết sức tự nhiên. Những gì được coi là không phải tự nhiên thì không đánh giá vai trò có giá trị của chúng. Chúng ta phải phát triển một mối quan hệ lành mạnh với cảm xúc tiêu cực ấy. Có một điều đó là khi chúng ta nhai đi nhai lại những sự kiện buồn hết lần này đến lần khác vì chúng ta không thể buông bỏ chúng. Một điều khác nữa là hãy kết bạn với các cảm xúc của chúng ta. Lắng nghe, thấu hiểu và học hỏi từ chúng – điều tiết cảm xúc hiệu quả là cốt lõi của sự phát triển của một cá nhân.

Cảm xúc tiêu cực có tác động tích cực nhất định. Bỏ qua hoặc ngăn chặn những cảm xúc này có thể tạo ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tinh thần và cảm nhận hạnh phúc của chúng ta.

Như nhà trị liệu tâm lý Tori Rodriguez giải thích, “những cảm giác khó chịu cũng rất quan trọng nó giống như những điều thú vị để giúp bạn cảm nhận được sự thăng trầm của cuộc sống. Không có tiêu cực, chúng ta không thể đánh giá được các trải nghiệm của mình hoặc trải nghiệm cảm giác thỏa mãn thực sự.
Cảm xúc là dữ liệu để thông báo cho hành vi của bạn, vì vậy cần hiểu cảm xúc trước khi bạn đưa ra phản ứng của mình.

Rodriguez nhấn mạnh ba lợi ích chính của các cảm xúc tiêu cực:

Đầu tiên, kìm nén suy nghĩ của chúng ta có nghĩa là chúng tôi không thể đánh giá chính xác các trải nghiệm của chính mình. Nếu chúng ta không thể hiểu và học được từ những điều ở mức thấp, thì chúng ta cũng không thể tận hưởng những gì cao hơn và phức tạp hơn.

Thứ hai, cảm xúc tiêu cực là các dấu hiệu cảnh báo – chúng cảnh báo chúng ta những vấn đề tiềm ẩn hoặc nguy hiểm. Cảm xúc tiêu cực hướng sự chú ý của chúng ta đến những gì chúng ta cần thay đổi hoặc giải quyết.

Cuối cùng, kìm nén cảm xúc có thể gây hại cho cơ thể của chúng ta và gây ra căng thẳng. Cảm xúc tiêu cực có thể giúp bạn bắt đầu những thay đổi tính cách cơ bản.

Các cảm xúc tiêu cực có thể đưa chúng ta đến chiều sâu và kết nối với bản thân sâu sắc hơn.

Chúng tạo điều kiện để bạn có cơ hội học tập, thấu hiểu về bản thân và trí tuệ hơn. Ví dụ, ghen tị (lành mạnh) có thể truyền cảm hứng cho bạn để làm việc chăm chỉ hơn. Khi người khác hoàn thành mục tiêu mà đó là bạn muốn đạt được, việc này có thể thúc đẩy ham muốn hành động của bạn.

2. Chia sẻ tâm tư của bạn với người khác

Thể hiện cảm xúc tích cực thường sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn bởi đó là những gì mà xã hội chấp nhận. Vì vậy, chia sẻ những cảm xúc tiêu cực đòi hỏi chúng ta phải phải mở lòng để ôm trọn cả những tổn thương của chính mình.

Không sợ hãi không phải là sự thiếu vắng nỗi sợ mà là đủ mạnh để đối đầu và làm bạn với nỗi sợ hãi ấy, biến kẻ thù thành đồng minh của mình.

Niềm vui và sự đau buồn giống như hai mặt của cùng một đồng tiền, phải tồn tại đồng thời cả 2 yếu tố đó.

Người bạn tốt nhất trong cuộc sống chính là trái tim của bạn. Hãy mở nó ra để đón nhận. Cảm xúc tiêu cực có thể gây ra đau khổ hoặc là trở thành một điều tốt hỗ trợ cho bạn. Vì mọi cảm xúc như một dữ liệu và chúng ta cần học cách sử dụng chúng.

Lược dịch từ: https://liberationist.org/the-positive-impact-of-negative-…/
—————–
Hãy liên hệ với MindCare nếu bạn cần trợ giúp nhé!
#Camxuctieucuc
#Tichcuc
#Hanhphc
#MindCare #Tuvantamly