Bạn có đang mắc chứng “trầm cảm xã hội”?

Một nghiên cứu được đăng trên trang web Trầm Cảm Và Lo Âu (Depression and Anxiety) đã phát hiện ra rằng những người sử dụng mạng xã hội sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Đây chỉ là một trong số rất nhiều các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa mạng xã hội và chứng trầm cảm. Nhưng chính xác thì tại sao các nền tảng như Facebook và Instagram lại làm cho mọi người không hạnh phúc như vậy? Vâng, chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn, nhưng có một vài cách giải thích cho điều này.

Trầm cảm là một tình trạng y khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cách bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành xử. Mạng xã hội có thể dẫn tới chứng trầm cảm ở những người có cơ địa dễ mắc phải, hoặc làm cho những triệu chứng sẵn có của chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, theo lời giải thích từ tác giả cấp cao của nghiên cứu nói trên, Tiến sĩ Brian Primack. Do đó vấn đề có lẽ không nằm ở bản thân mạng xã hội, mà là cách chúng ta sử dụng nó.

Nếu bạn có cảm giác như mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của mình thì có lẽ là bạn đang mắc phải “chứng trầm cảm mạng xã hội”. Có thể kể đến một số dấu hiệu như:

– Tính tự tôn thấp;
– Những lời tự nhủ tiêu cực với bản thân;
– Tâm trạng xấu;
– Tính cách khó chịu, dễ cáu gắt;
– Thiếu quan tâm hứng thú đối với các hoạt động mà bạn từng yêu thích;
– Sự thu mình, tránh tiếp xúc với xã hội.

Nếu bạn có những triệu chứng này kéo dài hơn hai tuần và bạn cảm nhận được chúng trong hầu hết thời gian, thì có lẽ bạn đã bị trầm cảm rồi. Mặc dù “chứng trầm cảm mạng xã hội” không phải là một khái niệm được công nhận trong hệ thống y khoa, nhưng chứng trầm cảm mạng xã hội dường như là một hiện tượng có thật ảnh hưởng đến khoảng 50% số người sử dụng mạng xã hội. Như được giải thích trong một nghiên cứu hồi cứu được đăng trên trang web Tâm Lý Học Trên Mạng, Hành Vi, Và Mạng Xã Hội (Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking), nếu một người có cơ địa dễ mắc phải chứng trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, thì việc sử dụng mạng xã hội có lẽ sẽ chỉ làm cho tình trạng sức khỏe tâm thần của họ tồi tệ hơn mà thôi.

Hãy xem lại thời gian sử dụng mạng xã hội của mình để tự điều chỉnh, hoặc tìm đến lời khuyên của một chuyên gia tâm lý uy tín, bạn nhé!

Nguồn: S/t
—————–
#tham_vấn_tâm_lý
#lo_âu
#trầm_cảm
#stress
#mạng_xã_hội
#mindcare
#KNG