6 dấu hiệu có thể cho thấy một người từng bị sang chấn

Sang chấn tâm lý hoặc còn có thể được gọi là chấn thương tâm lý. Yếu tố gây sang chấn có thể là các sự kiện rõ ràng như tai nạn, mất người thân, thiên tai hoặc cũng có thể là những yếu tố tác động tới bạn một cách thường xuyên (như cách cư xử của cha mẹ đối với bạn).

Những sang chấn đó sẽ ảnh hưởng tới bạn bằng cách này hay cách khác và cho dù bạn có nhận thức được điều này hay không. Nếu những tổn thương này không được chữa lành, chúng có thể ảnh hưởng rất lâu dài tới cuộc sống của bạn.

7 dấu hiệu dưới đây tổng hợp từ những người đã từng trải qua sang chấn. Liệu bạn có tồn tại các dấu hiệu này?

1. Thường xuyên và rất dễ hoảng loạn

Những người đã phải đối phó với sang chấn thường phải vật lộn với sự lo lắng ngay cả khi họ trưởng thành.

Họ cảm thấy khó khăn khi phải xử lý vấn đề nào đó. Bất cứ điều gì họ phải chịu đựng khi còn nhỏ vẫn ảnh hưởng đến họ và sự ảnh hưởng có xu hướng ngày càng tăng lên. Họ luôn cảm thấy thế giới xung quanh có nhiều mối đe dọa, đó là lý do tại sao mà họ thường trở nên hoảng loạn ngay cả khi họ biết rằng thực sự không có yếu tố nào đe dọa trong tình huống đó.

2. Quá thận trọng

Bất kỳ trải nghiệm sang chấn nào khi còn nhỏ đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cuộc đời sau này của người đó. Để đảm bảo bản thân không gặp phải hoặc rơi vào hoàn cảnh tồi tệ tương tự như bạn đã từng trải qua, vì vậy bạn luôn cực kì cẩn thận trong mọi tình huống và không muốn mạo hiểm, ngay cả khi bạn biết chúng rất quan trọng với bạn.

Bạn thích ở trong môi trường mà bạn cảm thấy thoải mái ngay cả khi bạn hiểu rằng việc này đang kìm hãm sự phát triển của bản thân. Bạn chỉ cần các nhiệm vụ đã đặt ra thay vì dấn thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

3. Rất dễ sợ hãi

Sang chấn có thể làm tổn thương bạn qua rất nhiều cách khác nhau cho dù bạn có nhận thức được hay không.

Người từng bị sang chấn lúc nhỏ có xu hướng xâu chuỗi các tổn thương quá khứ và liên tưởng đến những trải nghiệm trong hiện tại và tương lai. Họ thường xuyên bị ám ảnh bởi những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt như sự cô đơn, bóng tối, độ cao, hỏa hoạn, tai nạn, trộm cắp, khủng bố… Tuổi thơ không trọn vẹn khiến họ cảm thấy bất an, sợ hãi. Do đó, những người này luôn tự đề cao cảnh giác để sẵn sàng đối mặt với các tình huống xấu.

4. Sống khép kín, thu mình

Khi phải trải qua nhiều tổn thương, những người bị sang chấn thường có xu hướng che giấu nội tâm nhằm né tránh sự tò mò, cảm thông, thương hại hay phán xét của người khác. Vì vậy, bạn chỉ giao tiếp và ra ngoài khi thực sự cần. Đây có thể là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn lo âu xã hội.

5. Trở nên thụ động (gây hấn thụ động)

Theo thời gian, người mắc sang chấn tâm lý có thể tìm cách kìm nén sự tức giận và oán hận ẩn sâu bên trong con người bạn. Đồng thời, thay vì đối diện với nguyên nhân gây ra vấn đề, bạn có thể đối phó theo cách cố gắng giữ sự “im lặng tinh tế” khi thể hiện bản thân hoặc đưa ra quan điểm của mình.
Bạn có thể nghĩ rằng mình đã tránh được những tiêu cực nhưng sự thực lại không phải như vậy.

6. Trạng thái căng thẳng liên tục

Những trải nghiệm đau khổ có thể đã không còn nữa, dù vậy thì nhiều người có thể vẫn không thể quên được chúng. Dù bạn có thể nhận thức rõ rằng hoàn cảnh giờ đây của bạn đã thay đổi nhưng bạn lại luôn lo lắng và thậm chí chuẩn bị tâm thế cho những vấn đề đó quay trở lại. Bạn ở trong trạng thái căng thẳng liên tục khiến bạn không thể sống một cuộc sống thoải mái.

Lược dịch từ: https://themindsjournal.com/7-characteristics-shared-by-pe…/
Ảnh: Pinterest
————-
Kiểm tra sức khỏe tinh thần của bạn tại đây http://www.tamlytest.com/ để có thể hiểu rõ hơn về những trải nghiệm thời thơ ấu đang ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại của bạn như thế nào.
————-
Hãy liên hệ với MindCare nếu bạn cần trợ giúp nhé!
#Trainghiemthoithoau #Trainghiemtieucuc
#Sangchantamly
#Tracnghiemtamly
#Thamvantamly