6 bước giải quyết xung đột trong mối quan hệ hôn nhân

Để giải quyết xung đột trong mối quan hệ sẽ cần rất thời gian, sự kiên nhẫn, cần mẫn và tâm huyết.

Hầu hết các xung đột thường xảy ra là kết quả của các vấn đề đã tồn tại rất lâu dài trong mối quan hệ hiện tại của người đó hoặc là kết quả của các vấn đề đã không được giải quyết từ các mối quan hệ trước đó của bạn hoặc của người kia.

Dưới đây là 6 bước để giải quyết xung đột:

1 Không sống trong quá khứ

Nếu bạn muốn thay đổi tình trạng hiện tại mối quan hệ của mình thì chắc chắn, một việc không thể thiếu đó là giải quyết các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là một phần công việc cần phải “sửa chữa” nhưng bạn cũng đừng quên tập trung vào hiện tại của hai người.

2 Nhìn nhận lại những điều tốt từ người ấy

Khi bạn cảm thấy mình đang muốn đổ lỗi cho người ấy về tất cả các vấn đề trong mối quan hệ này, hãy thử lùi lại một bước và nhìn vào những động lực đằng sau các việc làm, lời nói của họ.

Liệu người ấy có phải đã trải qua một thời gian khó khăn trong công việc? Có một số vấn đề xảy ra trong gia đình ảnh hưởng đến tinh thần của người ấy? Việc này không có nghĩa rằng có thể biện hộ cho những hành vi không tốt mà họ đã làm, nhưng chúng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về người ấy.

3 Tìm đến sự tư vấn

Nếu 1 trong 2 bạn hoặc cả 2 nghĩ đến viêc tìm đến sự tư vấn có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy mối quan hệ của 2 người có thể sửa chữa được. Thực tế qua nhiều cặp đôi cho thấy, làm theo cách này có thể là chìa khóa để giúp mối quan hệ thay đổi tích cực.

Nếu bạn cảm thấy cả 2 người cùng đi tư vấn có thể là một khởi đầu không dễ, bạn có thể bắt đầu bằng việc đi tư vấn tâm lý cá nhân, nghĩa là việc tư vấn bắt đầu từ bạn. Mọi việc sau đó sẽ dễ dàng hơn.

4 Tìm sự hỗ trợ

Kể cả khi bạn đã đi tư vấn tâm lý cho vấn đề trong mối quan hệ này, thì việc tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ khác cũng là một biện pháp tốt. Ví dụ như nói chuyện với một người bạn thân hoặc tham gia vào nhóm mà có những người cũng gặp vấn đề tương tự như bạn và cùng giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề.

5 Hãy thực hành giao tiếp lành mạnh với người ấy

Hãy thực sự chú ý đến cách bạn nói chuyện với người ấy và cách 2 người giao tiếp với nhau khi bạn đề cập đến việc gì đó. Hãy nhẹ nhàng và lịch thiệp với nhau. Thực sự tránh việc châm biếm hoặc khiêu khích, ít nhất là trong thời gian mà cả 2 đang căng thẳng với nhau.

Khi nói chuyện với người ấy, hãy chỉ tập trung nói về BẠN mà thôi, tập trung vào nói về cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Ví dụ, thay vì nói “anh/em không chịu lắng nghe những gì em/anh nói” thì bạn có thể nói “anh/em cảm thấy như em/anh đang không lắng nghe vì em/anh đã dùng điện thoại hoặc làm việc khác hay bỏ đi trong khi anh/em đang nói”.

6 Hãy chịu trách nhiệm

Cả hai người cần phải thừa nhận phần lỗi của mình của mình khi vấn đề này sinh trong mối quan hệ này. Điều này có nghĩa là cả 2 cùng xác định và chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình trong mối quan hệ.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/toxic-relationship…

P/S: Bất cứ vấn đề nào nảy sinh trong một mối quan hệ, nguyên nhân thường sẽ xuất phát từ cả 2 phía (dù có thể người này ít, người kia nhiều). Vì vậy, nếu cả 2 cùng muốn gìn giữ mối quan hệ hiện tại thì điều quan trọng là phải cùng nhau nhìn nhận những sai lầm đã gây ra và cùng nhau tích cực thay đổi, sửa chữa thay vì đổ lỗi và chỉ trích. Hãy nhớ, sự tôn trọng và cố gắng để thấu hiểu luôn là điều kiện cần thiết trong bất kì mối quan hệ nào.

Do ảnh hưởng của văn hóa nên có thể nhiều người còn e ngại khi tìm đến dịch vụ tư vấn tâm lý, nhưng thực sự là cách hiệu quả mà tất cả các cặp đôi nên thử khi mối quan hệ xảy ra mâu thuẫn, xung đột.

Hãy liên hệ với MindCare nếu bạn cần trợ giúp nhé!
#Tinhyeu #Moiquanhedochai
#Mauthuanhonnhan
#Tuvantamly
#MindCare