Một mối quan hệ một chiều có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của chúng ta. Khi ở trong một mối quan hệ như vậy, bạn sẽ khó có được cảm giác an toàn. Bạn phải nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng một mối quan hệ mà có thể nó sẽ không bao giờ được như bạn mong muốn.
Sự mâu thuẫn này sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, và các hooc-môn stress sẽ gây ra các tác dụng phụ lên cơ thể của bạn như: lo lắng, khó ngủ, tình trạng cảnh giác cao độ, dễ cáu gắt, và tâm tính thất thường. Các tổn hại gây ra bởi một mối quan hệ một chiều rất nghiêm trọng và thường kéo dài quá mức cần thiết. Thử dừng lại một chút và ngẫm lại xem mối quan hệ của bạn có phải xuất phát từ một chiều hay không, và nếu đúng là như vậy, thử làm bài kiểm tra dưới đây để tìm cách giải quyết vấn đề này nhé.
Dưới đây là 20 dấu hiệu cho thấy bạn đang trong một mối quan hệ một chiều:
1. Bạn không bao giờ cảm thấy an toàn trong mối quan hệ của mình.
2. Bạn suy nghĩ quá nhiều và nghi ngờ động cơ thật sự của nửa kia.
3. Bạn luôn cảm thấy mình thiếu sót gì đó.
4. Bạn cảm thấy trống trải sau mỗi lần tiếp xúc với người ấy.
5. Bạn cố gắng đẩy mối quan hệ tiến xa hơn một cách vô ích.
6. Bạn không chia sẻ cảm xúc thật sự của mình với nửa kia.
7. Bạn làm mọi việc và cả việc duy trì mối quan hệ.
8. Bạn cảm thấy mình đã đầu tư vào mối quan hệ này quá nhiều nên bạn buộc phải khiến nó có kết cục như mong muốn và không thể từ bỏ.
9. Bạn cảm thấy mối quan hệ của mình đang rất mong manh.
10. Bạn sợ mình sẽ châm ngòi các cuộc cãi vã hoặc khiến người ấy cảm thấy khó chịu.
11. Bạn cảm thấy sự tự tôn của mình phụ thuộc vào mối quan hệ này.
12. Bạn cảm thấy người kia không thực sự hiểu mình.
13. Bạn tìm cách bao biện cho nửa kia.
14. Bạn chấp nhận sự gắn kết hời hợt dù bạn mong muốn có nhiều tiếp xúc thân mật hơn từ người kia.
15. Bạn lo lắng không biết đến khi nào mình mới được gặp và nói chuyện với người ấy lần nữa.
16. Bạn luôn bị phân tâm bởi những biến động trong mối quan hệ này và do đó không thể tập trung vào những khía cạnh khác của cuộc sống của mình hoặc thậm chí là phải hy sinh chúng.
17. Bạn tận hưởng những phút giây được ở bên người ấy, nhưng sau đó những gì bạn cảm thấy chỉ là sự cô đơn và trống trải.
18. Bạn đang không thực sự trưởng thành.
19. Bạn không thẳng thắn với người kia vì bạn muốn anh/cô ấy cảm thấy vui vẻ khi ở bên bạn.
20. Nếu bạn thẳng thắn bộc lộ những suy nghĩ của mình, người ấy sẽ xoay chuyển tình thế và cuối cùng bạn sẽ lại thấy mình là nguyên nhân của mọi trục trặc trong mối quan hệ này.
Nếu thấy mình có nhiều dấu hiệu hơn bạn nghĩ, hãy cố gắng chấm dứt nó với bài kiểm tra này nhé. Hãy tự vấn và trả lời thật lòng những câu hỏi sau đây:
1. Bạn đã vướng phải các mối quan hệ một chiều bao lâu rồi?
2. Mối quan hệ của bạn với bố mẹ/ người bảo hộ mình có phải cũng là mối quan hệ một chiều hay không ( khi họ luôn đặt bản thân mình lên trước bạn)?
3. Bạn có nghĩ đến một mối quan hệ mà những gì bạn mong muốn đều được đáp ứng, và thấy nó tuyệt vời ra sao, hoặc bạn hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu có được một mối quan hệ như vậy?
4. Điều gì đã khiến bạn cố gắng quá nhiều, không thể buông bỏ hoặc bắt đầu một mối quan hệ khác có thể đáp ứng nhu cầu cảm xúc của bạn?
5. Nếu bạn đang cố gắng để cảm thấy an toàn và hài lòng, hãy thử nghĩ xem có cách nào khác có thể đáp ứng/thỏa mãn được những nhu cầu rất bình dị này không?
6. Nếu bạn chấm dứt mối quan hệ này, thì bạn sẽ làm cách nào để có thể lấp đầy khoảng trống và giúp bản thân trưởng thành, sâu sắc hơn?
7. Những mối quan hệ một chiều có phản ánh sự tự ti của bạn không? Có phải bạn đang hẹn hò với những người khiến bạn luôn có cái nhìn tiêu cực về bản thân không?
8. Có phải bạn đang tốn công vô ích với những thứ khiến bạn tiêu tốn hết năng lượng và tài nguyên để rồi gần như không nhận lại được gì cả?
9. Bạn có thể làm gì để có thể thể hiện và hoàn thiện bản thân nhiều hơn là tiếp tục mối quan hệ này?
10. Bạn có thể nhận ra khi nào mình đang cố gắng quá nhiều trong mối quan hệ để có thể dừng lại và buông tay không?
Việc chấm dứt một mối quan hệ một chiều đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, nhưng hoàn toàn khả thi. Bước đầu tiên là bạn phải nhận ra bạn đang ở trong một mối quan hệ một chiều. Bước thứ hai là thử những cách khác nhau giúp bạn có thể cảm thấy tích cực về bản thân và những gì mình bạn cần, tách biệt chúng khỏi các mối quan hệ của bạn để có thể có một cuộc sống viên mãn hơn.
——————