Tại sao các triệu chứng cơ thể đều liên quan đến sức khoẻ tinh thần?

Luôn có mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh tinh thần (tâm thần) và các triệu chứng cơ thể. Người có vấn đề về sức khỏe tinh thần thường hay phàn nàn về cơ thể của họ vì một vài lý do như:

1. Lo lắng và căng thẳng có thể làm cho một người bị căng cơ một thời gian dài. Điều này làm cho các cơ bắp nhạy cảm hơn và dễ đau đớn hơn.

Ví dụ: Đau đầu do “căng thẳng” là kết quả của căng cơ cổ khi lo lắng.

2. Khi một người lo âu hoặc trầm cảm, các thay đổi hóa học xảy ra trong cơ thể họ.

Một thay đổi thường gặp là sự tiết ra chất adrenalin – một chất hóa học thường được tiết ra trong cơ thể khi tập thể dục hoặc sợ hãi. ĐIều này gây ra các triệu chứng thực thể như đánh trống ngực hoặc đau ngực.

3. Khi người ta căng thẳng, họ có xu hướng thở nhanh hơn.

Nó gây ra sự thay đổi mức oxy và carbon dioxide trong máu. Các thay đổi này gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực, cảm giác kiến bò hoặc tê các ngon tay ngon chân, ngộp thở hoặc cảm giác không thở được. Đây là những gì xảy ra trong cơn hoảng sợ.

(Các cơn hoảng sợ (như lo âu hoặc sợ hãi quá mức) thường đi liền với các triệu chứng thực thể như tim đập nhanh hoặc khó thở, (những triệu chứng này kéo đến thậm chí khiến người đó nghĩ rằng họ có thể chết hoặc bị điên)).

4. Rất nhiều người mô tả sự đau đớn cảm xúc thông qua biểu hiện cơ thể.

Ví dụ, trong tiếng Anh, một người có thể nói “trái tim tôi nặng trĩu” để mô tả trạng thái buồn rầu của họ. Do đó, các triệu chứng cơ thể là một cách đơn giản để mô tả trạng thái đau đớn về tinh thần. (Nói cách khác, người đó có thể chưa gọi tên được cảm xúc hoặc chưa cảm nhận được nỗi đau trong họ thì các thay đổi về cơ thể khiến họ dễ cảm nhận hơn).

5. Các bệnh gây đau đớn như viêm khớp, có thể khiến người bệnh cảm thấy không vui và lo lắng.

Ở đây, các con đau gây ra bởi một bệnh thực thể, nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cảm giác trầm buồn có thể khiến khả năng chịu đau của bạn giảm xuống. (Nói cách khác, khi tinh thần mệt mỏi, buồn rầu hay đang quá nhạy cảm thì họ dễ cảm nhận sự đau đớn trên cơ thể của mình hơn).

Trích “Nơi Không Có Bác Sĩ Tâm Thần” – Cẩm nang Chăm sóc Sức Khỏe Tâm Thần (TS.BS Vikram Patel, Tr.87)
Ảnh: Internet
—————-
#Sức_khỏe_tinh_thần
#Chăm_sóc_sức_khỏe_tinh_thần
#Lo_lắng
#Căng_thẳng
#Stress
#Anxiety
#Depressed
#Tham_vấn_trị_liệu_tâm_lý