Như đã nói ở bài trước, rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể được chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được những triệu chứng để nó không trở thành “người điều khiển” hành động của chính mình.
Hiện tại, có hai hướng điều trị chính với rối loạn này, dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Thông thường, thì phương pháp kết hợp hai cách điều trị trên sẽ tạo ra hiệu quả tốt nhất.
Kết quả từ các nghiên cứu, trong các trường phái trị liệu tâm lý thì liệu pháp nhận thức hành vi là tốt nhất. Trong các phương pháp của trị liệu nhận thức hành vi thì liệu pháp tiếp xúc (exposure) và tránh phản ứng (response prevention) được chứng minh là có hiệu quả cao và lâu dài với phần đông dân số ở nhiều độ tuổi (Franklin et al., 1998; Kyrios et al., 2015).
Với hình thức này thì người có rối loạn sẽ được cho tiếp xúc trực tiếp với những suy nghĩ gây căng thẳng, bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1️⃣: Đánh giá các tình huống/ suy nghĩ gây căng thẳng và sắp xếp theo thứ tự lo âu;
Giai đoạn 2️⃣: Cho người có rối loạn tiếp xúc với những tình huống/ suy nghĩ đã tìm được trong giai đoạn 1 theo trình tự lo âu cho đến khi lo âu thuyên giảm.
Mục tiêu của liệu pháp tiếp xúc và tránh phản ứng là tập trung điều chỉnh các suy nghĩ loạn chức năng về nỗi sợ, suy nghĩ và ý nghĩa của các hành vi cưỡng chế. Từ đó góp phần giúp cho người có rối loạn không thực hiện các hành vi cưỡng chế, tránh né hay nghi thức.
Bên cạnh trị liệu tâm lý thì hiện tại sử dụng một số loại thuốc ức chế thần kinh có thể hỗ trợ kiểm soát những sự ám ảnh và sự cưỡng chế của những người có OCD. Thuốc chống trầm cảm là lựa chọn hàng đầu và nó sẽ được kê đơn khác nhau theo từng độ tuổi.
Một số tên thuốc phổ biến bao gồm: Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline, Clomipramine. Tuy nhiên, các loại thuốc sẽ thường có tác dụng phụ và một số ảnh hưởng nhất định đối với từng người. Vì thế, hãy dùng thuốc theo đơn kê từ các bác sĩ tâm thần và báo cáo ngay những ảnh hưởng của nó đến bản thân với họ để được điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp trị liệu khác được sử dụng khi mà thuốc và trị liệu tâm lý không có hiệu quả, có thể kể đến kích thích sâu đối với não bộ (DBS – Deep brain stimulation), Kích thích từ xuyên sọ TMS (Transcranial magnetic stimulation).
Có rất nhiều phương pháp, cách thức trị liệu OCD trên thị trường, tuy nhiên, mỗi người sẽ có đáp ứng khác nhau, vì thế, hãy hỏi bác sĩ và nhà tham vấn của mình cẩn thận trước lựa chọn liệu pháp phù hợp cho chính mình.
————–
Tài liệu tham khảo:
1. Franklin, M. E., Kozak, M. J., Cashman, L. A., Coles, M. E., Rheingold, A. A., & Foa, E. B. (1998). Cognitive-behavioral treatment of pediatric obsessive-compulsive disorder: an open clinical trial. Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 37(4), 412–419.
2. Kyrios, M., Hordern, C., & Fassnacht, D. B. (2015). Predictors of response to cognitive behaviour therapy for obsessive-compulsive disorder. International Journal of Clinical and Health Psychology, 15(3), 181–190.
3. Mayoclinic (2023, December 21). Obsesive-compulsive disorder (OCD). Mayo Clinic Press.
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia: https://www.facebook.com/groups/908586050050211
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎ 0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 Mail: tamlymindcare@gmail.com
🌐 Website: https://mindcare.vn/