Những người mắc chứng rối loạn tâm thần phân liệt thường có nguy cơ tự sát cao hơn so với các nhóm đối tượng khác. Nguy cơ sẽ càng cao hơn khi họ đang trong cơn cấp tính hoặc đang điều trị nội trú.
Có rất nhiều lý do gây ra căng thẳng, lo âu mà hệ quả của nó là trầm cảm ở những người này, có thể kể đến lo lắng về tài chính và cảm thấy cô độc.
Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự sát mà người thân, người chăm sóc nên lưu ý bao gồm:
✅ Có những sự sắp xếp hay an bài: bao gồm những dự định cho đi tài sản, nói tạm biệt với bạn bè, người thân…
✅ Nói về cái chết hoặc việc tự s.á.t: nó có thể là những câu nói trực tiếp như là “Ước gì tôi có thể chết đi” hoặc những câu gián tiếp như là “Tôi nghĩ rằng người chết sẽ hạnh phúc hơn người sống” hoặc “Liệu có tốt hơn không khi chúng ta đi ngủ rồi không bao giờ cần thức dậy nữa?”
✅ Có những hành động tự hại: ví dụ như rạch tay chân, dùng tàn thuốc đốt lên người mình…
✅ Tâm trạng đột nhiên chuyển biến tốt: nó có thể là khi người này đã quyết định cố gắng kết thúc cuộc sống và cảm thấy vui vẻ hơn vì quyết định của chính mình.
Khi bạn bè hoặc người thân của bạn đang ở trong tình trạng này, có một số cách để hỗ trợ họ, bao gồm:
✅ Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người chuyên nghiệp như bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý hoặc các đội nhóm hỗ trợ tại bệnh viện.
✅ Hãy nói cho họ biết là họ không một mình, không đơn độc mà vẫn còn có bạn đang hiện diện, chăm sóc họ.
✅ Hãy nêu ra một số giải pháp mà bạn có thể giúp đỡ họ trong những điều họ gặp phải.
Nếu bạn cảm thấy người bệnh đang ở trong mức độ tự sát nguy cơ cao thì hãy cố gắng ở bên cạnh họ, hoặc có người luân phiên chăm sóc. Hãy loại bỏ những dụng cụ nguy hiểm như dao kéo, vật sắc nhọn.
Cuộc chiến với rối loạn tâm thần phân liệt là một cuộc chiến trường kỳ, cần rất nhiều sự nỗ lực từ phía người bệnh và gia đình. Vì thế, hãy cố gắng dùng hết thảy sự yêu thương, hỗ trợ để giúp đỡ người bệnh đứng vững qua những cơn rối loạn cấp tính.
————–
Tài liệu tham khảo
1. NHS (2023, April 13). Living with schizophrenia. National Health Service.
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia: https://www.facebook.com/groups/908586050050211
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎ 0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 Mail: tamlymindcare@gmail.com
🌐 Website: https://mindcare.vn/