Lo âu là một phản ứng bình thường đối của cơ thể với căng thẳng và có thể có lợi trong một số tình huống nhất định. Sự lo lắng có thể cảnh báo chúng ta về những mối nguy hiểm và giúp chúng ta chuẩn bị và chú ý về những dấu hiệu đó. Khác với cảm giác hồi hộp hoặc lo lắng thông thường, rối loạn lo âu liên quan đến sự sợ hãi hoặc lo lắng quá mức.
Rối loạn lo âu là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất và ảnh hưởng đến gần 30% người trưởng thành vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Nhưng rối loạn lo âu có thể điều trị được và có thể giúp họ sống và làm việc bình thường.
RỐI LOẠN LO ÂU PHỔ BIẾN ĐẾN MỨC NÀO?
Trong bất kỳ 1 năm nào, tỷ lệ ước tính của người trưởng thành ở Mỹ gặp phải các rối loạn lo âu là:
• 7-9%: sợ hãi một thứ gì đó cụ thể
• 7%: rối loạn lo âu xã hội
• 2-3%: rối loạn hoảng sợ
• 2%: ám ảnh sợ khoảng trống
• 2%: rối loạn lo âu lan tỏa
• 1-2%: rối loạn lo âu phân ly
Phụ nữ có khả năng gặp phải rối loạn lo âu nhiều hơn nam giới.
Lo âu nói về sự dự đoán, dự cảm của một người về những mối lo trong tương lai và thường đi kèm với sự căng cơ và các hành vi né tránh.
Sợ hãi là một phản ứng cảm xúc đối với mối đe dọa ngay trước mắt và thường đi kèm với phản ứng “chiến” hoặc “biến” – ở lại để chiến đấu hoặc rời đi để thoát khỏi nguy hiểm.
Rối loạn lo âu có thể khiến người đó cố gắng tránh né các tình huống kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo lắng của họ. Hiệu quả công việc, học tập và các mối quan hệ cá nhân có thể bị ảnh hưởng.
Nói chung, để một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, nỗi sợ hãi hoặc lo lắng phải:
• Không tương xứng, phù hợp với tình huống hoặc không phù hợp với độ tuổi
• Cản trở khả năng hoạt động bình thường của bạn
Các loại rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ chuyên biệt, ám ảnh sợ khoảng trống, rối loạn lo âu xã hội và rối loạn lo âu phân ly.
YẾU TỐ RỦI RO
Hiện nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu, mà chúng dường như do một số yếu tố kết hợp lại, bao gồm: di truyền, môi trường sống, tâm lý và yếu tố phát triển. Rối loạn lo âu có thể di truyền giữa các thế hệ, cho thấy chúng được gây ra bởi sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các tác nhân gây stress đến từ môi trường.
CHẨN ĐOÁN VÀ TRỊ LIỆU
Đầu tiên, cần đến gặp bác sĩ để chắc chắn rằng những triệu chứng không được gây ra bởi các vấn đề thể lý. Nếu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, một chuyên gia về sức khỏe tâm thần sẽ làm việc với thân chủ để thực hiện phương án trị liệu tối ưu nhất. Điều đáng buồn là, nhiều người bị rối loạn lo âu nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ. Họ không nhận thức được rằng vấn đề họ đang gặp phải có nhiều biện pháp để có thể điều trị hiệu quả.
Mặc dù mỗi loại rối loạn lo âu có những tính chất riêng, nhưng đều có thể được điều trị hiệu quả bằng hai phương pháp: tham vấn trị liệu, hay “trị liệu thông qua trò chuyện”, và sử dụng thuốc. Những phương pháp này có thể được thực hiện riêng biệt hoặc kết hợp với nhau. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) – một kiểu tham vấn trị liệu, có thể giúp thân chủ hình thành một cách suy nghĩ, phản ứng và hành xử mới khiến họ cảm thấy bớt âu lo hơn. Sử dụng thuốc không giúp chữa khỏi rối loạn lo âu, nhưng có thể làm dịu đi đáng kể các triệu chứng.
Dịch từ: https://www.psychiatry.org/…/anx…/what-are-anxiety-disorders
Ảnh: Pinterest
———-
⚡️Nếu bạn có những điều bất ổn đang tồn tại trong mình mà chưa thể giải tỏa hay đã cố gắng tìm nhiều biện pháp mà chưa hiệu quả, đăng ký tại đây để được kết nối với nhà tham vấn: https://mindcare.vn/
👉Hotline: 082 77 22 33 (Hà Nội)
0902 385 124 (Hồ Chí Minh)
———–
#rối_loạn_lo_âu
#anxietydisorder
#trị_liệu_rối_loạn_lo_âu
#tham_vấn_trị_liệu_tâm_lý
#MindCare