GẦN ĐÂY BẠN CÓ TRẢI QUA NHỮNG CẢM GIÁC NHƯ CĂNG THẲNG, LO LẮNG VÀ LO ÂU KHÔNG? BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI CHÚNG

Emma Pattee nói rằng mỗi người chúng ta đều có ít nhất một thời điểm nào đó trong ngày sẽ trải nghiệm cả ba cảm giác trên. Gần 40 triệu người Mỹ đang sống chung với rối loạn lo âu (theo báo cáo từ Hiệp hội lo âu trầm cảm của Mỹ). Pattee định nghĩa cả ba loại cảm giác đó trong bài viết của mình như sau:

Định nghĩa căng thẳng và cách thức hoạt động

Căng thẳng là một phản ứng sinh lý có liên quan trực tiếp với tác động bên ngoài. Sự căng thẳng chỉ bắt đầu khi có tác nhân gây căng thẳng. Vào thời tiền sử, căng thẳng là một phản ứng tự nhiên trước mối đe doạ, giống như là nghe thấy tiếng gầm của thú dữ trong bụi rậm. Ngày nay nó vẫn tiếp tục hoạt động những dấu hiệu của căng thẳng bao gồm tim đập nhanh, lòng bàn tay đổ mồ hôi lạnh và hơi thở nông gấp.

3 cách giúp bạn quản lý căng thẳng:

– Tập thể dục. Đây là cách giúp cơ thể bạn phục hồi sau sự gia tăng của adrenaline và cortisol.
– Làm rõ những gì bạn có thể và không thể kiểm soát. Sau đó tập trung năng lượng vào những gì nằm trong khả năng và chấp nhận những thứ ngoài tầm.
– Đừng so sánh sự căng thẳng của bạn với bất kỳ ai khác. Mỗi người có cách phản ứng khác nhau trước những tình huống căng thẳng.

Định nghĩa lo lắng và cách thức hoạt động

Lo lắng diễn ra khi tâm trí của bạn đắm chìm trong suy nghĩ tiêu cực, những kết quả không xác định hoặc niềm tin sau lầm. Nói một cách đơn giản, lo lắng chỉ xảy ra trong tâm trí chứ không phải trong cơ thể của bạn.

3 cách giúp giảm việc lo lắng:

– Đặt ra một mức “ngân sách” thời gian cho việc lo lắng.
– Khi bạn nhận ra rằng mình đang lo lắng, hãy cố gắng thúc đẩy bản thân hành động.
– Viết điều bạn lo lắng ra giấy.

Định nghĩa lo âu và cách thức hoạt động

Nếu căng thẳng và lo lắng là triệu chứng, thì lo âu là vấn đề đáng báo động. Lo âu là sự kết hợp của phần nhận thức (lo lắng) và phản ứng sinh lý (căng thẳng), có nghĩa là chúng ta cảm nhận được lo âu cả trong tâm trí lẫn cơ thể. Bạn vẫn còn nhớ rằng căng thẳng là một phản ứng tự nhiên trước mối đe doạ chứ? Đúng vậy, lo âu cũng giống vậy… ngoại trừ việc không có mối đe doạ nào cả!

3 cách giúp bạn điều chỉnh trạng thái lo âu:

– Hạn chế lượng đường và caffeine.
– Kiểm tra bằng ngón chân. Chúng đang có cảm giác gì? Hãy lắc lư, chuyển động ngón chân của mình. Kiểu tập trung này có thể khiến bạn bình tĩnh và phá vỡ vòng lặp của sự lo âu.
– Khi bạn đang trong giai đoạn lo âu, hãy cố gắng đánh lạc hướng các giác quan bằng cách nghe nhạc, nhảy dây trong 5 phút.
Source: The New York Times
Biên dịch và biên tập: Mindcare
_________
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia:
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
Mail: tamlymindcare@gmail.com