1.Sợ hãi
Sợ hãi là cảm xúc của chúng ta phản ứng với một kích thích mà chúng ta cho là nó không an toàn đối với mình, đó có thể là không an toàn về thể chất hoặc về cảm xúc (như có người công kích, hạ thấp bạn).
2. Sự phẫn nộ/Tức giận
Khi bạn không đạt được điều mình muốn, tiềm thức của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách nảy sinh cảm giác tức giận với mong muốn nỗ lực buộc mọi thứ phải đi theo cách của bạn. Do đó, sự tức giận đánh lừa bạn rằng bạn có thể kiểm soát tình hình.
Sự tức giận giúp chúng ta chiếm thế thượng phong trong một cuộc mâu thuẫn và thậm chí bảo vệ quyền lợi của chúng ta. Cảm xúc tiêu cực này là một nỗ lực của vô thức để khiến đối thủ của bạn lùi bước trong một cuộc xung đột. Đồng thời, sự tức giận với bản thân có thể là một cách buộc bản thân phải tập trung vào công việc và hoàn thành nó.
Tuy nhiên, sự tức giận cũng có thể nói lên rằng bạn đang cảm thấy bất lực, vô dụng trong tình huống nào đó mà không thể khiến nó theo ý mình muốn.
3. Phiền toái/Khó chịu
Phiền toái hay khó chịu là một biểu hiện của giận dữ nhưng yếu hơn tức giận. Bạn cảm thấy phiền toái hoặc khó chịu khi việc làm của một ai đó khiến bạn bị kích động và phát cáu. Khi bạn thấy khó chịu với ai đó, điều đó có nghĩa là họ hành xử không theo cách mà bạn muốn và bạn không thể thay đổi điều đó. Vì vậy, sự khó chịu truyền đi 1 thông điệp ngầm ẩn rằng bạn đang không thể chấp nhận người khác theo cách mà họ đang đang thể hiện với bạn.
Đằng sau sự khó chịu và tức giận là có một mong muốn tiềm ẩn là ngầm kiểm soát tình huống. Điều đó có nghĩa là chúng ta bị kích thích khi có sự cố nào đó xảy ra và không như chúng ta mong đợi.
4. Buồn
Buồn là cách chúng ta thể hiện sự không hài lòng với bản thân và những điều mình có được. Nỗi buồn thể hiện rằng bạn đang cảm thấy thiếu thứ gì đó trong cuộc sống và bạn sẽ hạnh phúc, vui vẻ hơn nếu bạn có nó, có thể đó là một công việc tốt hơn hiện tại, có nhà cửa hay mối quan hệ khác, v.v … Nỗi buồn là sự ngăn trở bạn tận hưởng những điều xung quanh cuộc sống hiện tại của mình.
Cảm giác hoài cổ là một dạng của nỗi buồn khi bạn nhớ lại những kỷ niệm vui trong quá khứ. Mặc dù không thể gọi đó là một cảm xúc tiêu cực, nhưng nó có thể đánh lừa bạn rằng hồi đó quá khứ tốt hơn hiện tại. Và điều này cũng có thể đang nói lên rằng bạn đang có điều gì đó không hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn và hoài cổ, thì cuộc sống của bạn thực sự đang báo hiệu có điều không ổn và cần phải thay đổi.
5. Cảm giác tội lỗi
Cảm giác tội lỗi là một hình thức tự trừng phạt bản thân thường có ở những người suy nghĩ hay suy nghĩ nhiều quá mức và những người sâu sắc. Khi cảm thấy tội lỗi, chúng ta cho rằng mình là một người xấu. Nỗi sợ là nền tảng của cảm giác tội lỗi.
Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc mang tính hủy hoại rất lớn, điều này báo hiệu rằng bạn cần thay đổi điều gì đó về chính bản thân bạn. Trước hết, bạn cần tìm câu trả lời cho câu hỏi “cảm giác tội lỗi này đến từ đâu?”.
Đó có phải chỉ là do bạn đã suy nghĩ nhiều quá mức vì bạn đã quá khắt khe với chính mình? Hay bạn thực sự đã làm một cái gì đó xấu? Nếu bạn đã làm, thì bạn cần phân tích nguyên nhân của hành động của mình, tha thứ cho bản thân và hứa rằng điều này sẽ không xảy ra lần nữa. Bạn cũng sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều nếu bạn thực hiện một số hành động thực tế để hoàn tác thiệt hại và xin lỗi những người bạn đã xúc phạm.
Cảm giác tội lỗi xuất phát từ niềm tin của chúng ta về việc chúng ta cho rằng điều gì là tốt, điều gì là xấu.
Xấu hổ và tội lỗi là 2 cảm giác khác nhau. Xấu hổ là khi chúng ta nghĩ “Tôi đã có những thiếu sót”. Còn tội lỗi là khi chúng ta nghĩ “Tôi đã làm điều gì đó xấu”.
6. Sợ hãi và lo lắng
Cảm xúc tiêu cực này xuất phát từ nhu cầu tự vệ của chúng ta. Khi nỗi sợ xuất hiện sẽ tạo ra những hình ảnh về sự khó chịu, không mong đợi, thất bại hay những tai nạn. Mục đích chính của nó không phải là làm bạn đau khổ mà là giúp bạn nhận diện về sự nguy hiểm, không an toàn để bạn có sự phòng vệ.
Việc này không chỉ liên quan đến sự an toàn về mặt cơ thể mà còn là cảm giác an toàn về mặt cảm xúc.
Thông thường, khi nhận thấy mình đang có cảm xúc tiêu cực, chúng ta thường có xu hướng đi tìm mọi cách để loại bỏ chúng, để chúng không còn tồn tại trong mình nữa. Tuy nhiên, việc này thường không mang lại hiệu quả như chúng ta mong đợi mà thậm chí còn ngược lại, bạn lại càng cảm thấy cảm xúc tiêu cực đó đang sống trong mình một cách rõ ràng hơn.
Thực tế, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta cần làm nếu muốn cảm xúc tiêu cực ra khỏi tâm trí mình đó là (1) bạn cần nhận thức và gọi tên được nó; (2) tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ xem điều gì lại khiến mình có cảm giác đó. Khi bạn hiểu bản thân mình, hiểu cảm xúc của mình rồi, lúc ấy cảm xúc tiêu cực sẽ không khiến bạn cảm thấy tồi tệ nữa. Hãy tách mình ra khỏi cảm xúc, coi nó như một thực thể riêng không nằm trong mình, hãy quan sát, phân tích chúng, bạn sẽ nhận ra nhiều điều thú vị.
(Còn tiếp) Mời các bạn đón đọc phần sau nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.mortylefkoe.com/why-negative-emotions/
https://www.learning-mind.com/10-real-reasons-that-lie-beh…/
————–
👉Hãy liên hệ với MindCare nếu bạn cần trợ giúp nhé!
#Camxuctieucuc #Giaitoacamxuctieucuc
#Buon #Giandu
#Toiloi #Xauhoi
#Sohai
#Lolang