Rối loạn nhổ tóc (Trichotillomania)

Rối loạn nhổ tóc là triệu chứng mà một người không thể kháng cự được với ham muốn bứt tóc của mình. Họ có thể bứt tóc từ trên đầu hoặc lông từ những chỗ khác như lông mi, lông mày, râu, bộ phận sinh dục… Rối loạn này thường bắt đầu ở độ tuổi từ 10 đến 13.

Một số triệu chứng của rối loạn này có thể kể đến:

  • Lặp đi lặp lại hành vi bứt tóc, có thể là vô ý hay có chủ đích.
  • Những người này cảm thấy một sự thôi thúc mãnh liệt khiến họ muốn bứt tóc của mình, họ sẽ cảm thấy căng thẳng liên tục tăng lên cho đến khi họ thực hiện điều này. Khi bứt tóc của mình, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.
  • Tình trạng mất đi tóc có thể dễ dàng nhận thấy, ví dụ như tóc ngắn hơn, mỏng hơn hoặc hói đầu. Cũng có thể thấy lông mi, lông mày bị mất hoặc mỏng hơn.
  • Nhổ/ bứt những loại lông/ tóc cụ thể, lặp đi lặp lại các bước giống nhau để bứt tóc.
  • Cắn, nhai hoặc nuốt tóc đã nhổ.
  • Chơi với những sợi tóc đã bị nhổ ví dụ như chà xát lên môi và mặt.
  • Đã liên tục cố gắng ngừng nhổ tóc nhưng sự cố gắng này thường không thành công.
  • Họ có thể thỉnh thoảng bứt tóc của mình để phản ứng lại với tình huống căng thẳng nào đó, tuy nhiên cũng có thể là họ thực hiện mà không hề suy nghĩ.

Nguyên nhân gây ra rối loạn này không quá rõ ràng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đưa ra một số yếu tố bao gồm:

  • Đây là cách thức mà cá nhân ứng phó với căng thẳng, lo âu.
  • Có sự mất cân bằng sinh hoá trong não bộ.
  • Sự thay đổi về nồng độ hormone ở tuổi dậy thì.
  • Do gen di truyền: thường thì có nhiều hơn một người trong gia đình có rối loạn này.

Khi chúng ta bị thôi thúc nhổ tóc thì bản thân mình có thể tự thực hiện một số kỹ thuật để làm giảm sự căng thẳng của mình:

  • Nắm chặt quả bóng cao su hoặc một thứ gì đó tương tự;
  • Nắm chặt tay thành nắm đấm đồng thời siết chặt cơ ở cánh tay đó;
  • Đội mũ bó sát đầu, ví dụ mũ len;
  • Tắm nước ấm để giảm căng thẳng và lo âu;
  • Thực hành hít thở sâu cho đến khi sự thôi thúc đi qua;
  • Cắt tóc ngắn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã thử những cách trên mà vẫn không khiến các triệu chứng của mình thuyên giảm thì việc tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp là cần thiết. Những bác sĩ chuyên khoa thần kinh và nhà tham vấn trị liệu có thể là sự lựa chọn hiệu quả vào lúc này.

————–

Tài liệu tham khảo:

  1. Mayoclinic (2023, November, 22). Trichotillomania (hair-pulling disorder). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trichotillomania/symptoms-causes/syc-20355188
  2. NHS (2024, February, 5). Trichotillomania (hair pulling disorder). National Health Service. https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/trichotillomania/#:~:text=Trichotillomania%2C%20also%20known%20as%20trich,10%20and%2013%20years%20old.

Biên tập và biên dịch: Mindcare

————–

(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia: https://www.facebook.com/groups/908586050050211

Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist

Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:

☎️ 0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)

📧 Mail: tamlymindcare@gmail.com

🌐 Website: https://mindcare.vn/