FACT: SỢI DÂY LIÊN KẾT GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ TRẦM CẢM

FACT: SỢI DÂY LIÊN KẾT GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ TRẦM CẢM

  1. Theo một số ước tính, có khoảng 4 tỷ người trên thế giới sử dụng các website giúp kết nối xã hội như Facebook, Twitter và Instagram.
  2. Nghiên cứu cho rằng người giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội thường sẽ vui vẻ hơn những người không làm điều này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng xã hội có thể làm nhen nhóm các cảm xúc tiêu cực ở người dùng, góp phần hoặc làm tồi tệ thêm các triệu chứng trầm cảm.
  3. Các giai đoạn then chốt trong phát triển não bộ của thanh thiếu niên, sử dụng mạng xã hội được cho là làm giảm sự hài lòng trong cuộc sống, cũng như gia tăng bận tâm về ngoại hình, vấn đề giấc ngủ, v.v…
  4. Một nghiên cứu của Lancet (xuất bản năm 2018) phát hiện ra rằng những người kiểm tra Facebook vào đêm khuya sẽ dễ cảm thấy trầm cảm và kém hạnh phúc hơn.
  5. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người dùng Facebook có cảm giác ganh tỵ khi lướt trang mạng này sẽ dễ hình thành triệu chứng trầm cảm hơn.
  6. Bớt dùng mạng xã hội, bớt cảm giác FOMO (viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out), được tạm dịch là “Hội chứng sợ bỏ lỡ”. Như tên gọi của nó, đây là hội chứng sợ bản thân bị bỏ lỡ mất những điều thú vị, hay ho trong cuộc sống mà người khác đang được trải nghiệm).
  7. Cứ 05 người Mỹ thì có 01 người nhận tin tức từ mạng xã hội – chiếm lượng lớn hơn nhiều so với những người nhận tin tức từ các phương tiện truyền thông in giấy truyền thống.
  8. Thói quen chìm đắm vào tin xấu trên các trang mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác được gọi là “doomscrolling”, và nó có thể tác động bất lợi lên sức khỏe tinh thần, dẫn đến hình thành hoặc làm tăng các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.
  9. Trên 91,005 người đã phát hiện ra những người lướt Facebook trước giờ đi ngủ sẽ có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm điển hình cao hơn 6% và đánh giá mức độ hạnh phúc thấp hơn 9% so với những người có nếp ngủ lành mạnh hơn.

————–

Tác giả: Nadra Nittl.

Biên dịch và biên tập: Mindcare.

————–

(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——

Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia MindCare: https://www.facebook.com/groups/908586050050211

Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:

0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)

Mail: tamlymindcare@gmail.com

Website: https://mindcare.vn/