Hãy cùng giải đáp câu hỏi ‘Liệu người mắc chứng tự kỷ có thích giao tiếp xã hội không?’!
Hình ảnh phổ biến về người tự kỷ là một người trầm lặng, cô lập, thích sự cô độc hơn là giao tiếp xã hội. Điều này đôi khi đúng, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.
Trong đó, những người tự kỷ, theo định nghĩa, thường gặp khó khăn với giao tiếp xã hội theo kiểu có vấn đề về thần kinh, trong khi đó thì nhiều đối tượng lại thích tương tác xã hội, hoạt động nhóm và tình bạn. Tuy nhiên, bởi vì những hoạt động như vậy có thể gây mệt mỏi đối với những người có năng lực tương tác xã hội thấp, vậy nên tương đối ít người tự kỷ thích giao tiếp xã hội cực độ. Điều này đặc biệt áp dụng cho sự tương tác xã hội đối với những người có bệnh thần kinh.
Hướng nội là gì?
Bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs Type Indicator bao gồm các câu hỏi nhằm xác định xem một cá nhân là người hướng nội hay hướng ngoại. Những sự xác định này rất hữu ích vì chúng tách biệt sự nhút nhát và lo lắng xã hội khỏi nhu cầu việc cần có thời gian ở một mình. Trong khi người hướng ngoại được mô tả là những người có được năng lượng và hiểu biết sâu sắc từ sự tham gia xã hội thì người hướng nội được mô tả như sau:
“Tôi thích lấy năng lượng từ việc xử lý những ý tưởng, hình ảnh, ký ức và phản ứng trong đầu, trong thế giới nội tâm của mình. Tôi thường thích làm mọi việc một mình hoặc với một hoặc hai người mà tôi cảm thấy thoải mái. Tôi dành thời gian để làm việc đó. Tôi thường dành thời gian suy ngẫm để tôi có những quyết định rõ ràng về việc mình sẽ làm gì để hành động. Đối với tôi, ý tưởng để làm gì đó nó thú vị và tốt hơn thực tế”.
Nói cách khác, người hướng nội không cần phải ngại ngùng hay lo lắng về mặt xã hội. Vì cơ bản, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi dành nhiều thời gian trong các nhóm lớn và họ có thể thích tự mình suy nghĩ mọi việc hơn là thảo luận ý tưởng với người khác.
Tại sao hướng nội lại liên quan đến chứng tự kỷ?:
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển được xác định bởi những khó khăn so với những tiêu chuẩn điển hình về thần kinh đối trong giao tiếp xã hội. Người tự kỷ có thể khó duy trì giao tiếp bằng mắt, khó phân biệt giữa trêu chọc thân thiện với bắt nạt hoặc thể hiện nét mặt. Lời nói biểu cảm, khả năng ghi nhận thông tin, giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể và khả năng điều khiển các sắc thái của giọng nói đều là những công cụ cực kỳ quan trọng trong giao tiếp xã hội. Những người tự kỷ sẽ tương tác và sử dụng những công cụ đó có chút khác biệt so với người không tự kỷ.
Giao tiếp xã hội với những người có kiểu hình thần kinh bình thường đòi hỏi một số lớp mặt nạ được dựng lên để che giấu (ở đây, che giấu hàm ý rằng, có những người tự kỷ phải che giấu một số đặc điểm của người tự ký và giả vờ là người có kiểu hình thần kinh bình thường), nên hầu hết những người mắc chứng tự kỷ không thể duy trì điều đó lâu và nhiều người cảm thấy điều đó vừa bực bội vừa mệt mỏi.
Điều đó không đồng nghĩa với việc họ không muốn giao tiếp với người khác, nhưng quá trình này không đơn giản và tự nhiên khi những người đó thuộc dạng có vấn đề về thần kinh (NT) và mong muốn được tương tác với một người có kiểu hình thần kinh giống như mình.
Người tự kỷ có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí không thể “đọc” được nét mặt, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể. Họ có thể không xác định được một câu đùa, không hiểu được sự mỉa mai hoặc biết khi nào thì có thể gián đoạn cuộc trò chuyện. Nhiều người tự kỷ gặp khó khăn trong việc theo dõi các cuộc trò chuyện nhanh chóng hoặc khó để hình thành những phản ứng đủ nhanh để tham gia một cách thích hợp, trong khi những người khác nói rất nhanh và to. Đôi khi, họ cũng gặp nhiều khó khăn khi cho người khác không gian để họ có thể nói.
Một số người tự kỷ có thể cần học cách nhận biết nét mặt và diễn giải ngôn ngữ cơ thể. Họ cũng có thể cần rèn luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội của mình – bắt tay, giao tiếp bằng mắt , mỉm cười phù hợp, v.v. Ngay cả sau nhiều năm luyện tập, nhiều người tự kỷ vẫn không thể “vượt qua” những người có kiểu hình thần kinh bình thường vì sự khác biệt trong ngữ điệu, chuyển động hoặc giao tiếp bằng mắt.
Người tự kỷ, mặc dù có thể là những người quan sát rất giỏi, nhưng nhìn chung lại không giỏi bắt chước hoặc che giấu những người có kiểu hình thần kinh bình thường trong thời gian dài. Do đó, trong khi những người theo chủ nghĩa dị tính (không mắc chứng tự kỷ) “hòa nhập” bằng cách quan sát và bắt chước người khác trong môi trường xã hội, thì người tự kỷ lại cần nhiều năng lượng hơn để làm điều đó, dẫn đến việc không thể tái tạo các hành vi một cách trôi chảy hoặc bị kiệt sức do mắc chứng tự kỷ.
Ngoài những khó khăn về kỹ năng giao tiếp xã hội điển hình về thần kinh, người tự kỷ có thể có những sở thích rất cụ thể, tập trung vào các chủ đề yêu thích hoặc đặt những câu hỏi bất ngờ. Một người tự kỷ có niềm yêu thích đặc biệt với thiên văn học có thể gần như không thể tập trung vào cuộc trò chuyện về bất kỳ chủ đề nào khác. Ngoài ra, do gặp khó khăn trong việc gợi ý xã hội, người tự kỷ có thể không nhận thức được những hành vi không phù hợp trong xã hội, chẳng hạn như đặt câu hỏi cá nhân về cuộc ly hôn gần đây. Những khác biệt này có thể khiến việc giao tiếp với những người có kiểu hình thần kinh bình thường trở nên khó khăn và khó chịu.
Cuối cùng, hầu hết người tự kỷ đều nhạy cảm với tiếng ồn lớn, ánh sáng chói, mùi nồng và một số cảm giác xúc giác. Một nhà hàng ồn ào, buổi hòa nhạc rock, trận bóng hoặc buổi khiêu vũ có thể khiến cơ thể choáng ngợp.
Tất cả những điểm không tương thích này với các phương pháp giao tiếp xã hội điển hình về thần kinh khiến cho việc tương tác xã hội (đặc biệt là trong các nhóm lớn) trở nên khó khăn và mệt mỏi trong hầu hết các trường hợp.
Kết quả là, một số người tự kỷ có thể hiếm khi thích giao tiếp xã hội, và họ chỉ cảm thấy thoải mái đối với những người có hệ thần kinh tự kỷ giống bản thân hoặc trong các nhóm nhỏ. Ngoài ra, nhiều người có kiểu hình thần kinh bình thường thường cho rằng, nếu một người nào đó gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội sẽ đồng nghĩa với việc họ chắc chắn sẽ không muốn giao tiếp. Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều khó khăn trong số này không xảy ra khi người tự kỷ tương tác với người tự kỷ khác.
Người hướng nội tự kỷ:
Phần lớn người tự kỷ có thể được mô tả là người hướng nội theo định nghĩa của Myers Briggs bởi vì thế giới của chúng ta không được xây dựng dành cho người tự kỷ. Nói cách khác, phần lớn người tự kỷ thích tương tác trong các nhóm nhỏ hơn và có nhiều thời gian ở một mình vì những không gian đó dễ dàng được kiểm soát để luôn có sự thân thiện với những người tự kỷ hơn. Gắn bó với các nhóm nhỏ và thời gian ở một mình phục vụ một số chức năng, chẳng hạn:
+ Cung cấp các tương tác diễn ra theo tốc độ cá nhân, cho dù tốc độ đó chậm hơn hay nhanh hơn các cuộc trò chuyện điển hình về thần kinh.
+ Cung cấp những khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết để thoát khỏi những tương tác ồn ào, những hỗn loạn thường thấy ở trường học và các địa điểm giải trí.
+ Hỗ trợ cuộc trò chuyện về những sở thích đặc biệt hoặc cho phép có thời gian và không gian để theo đuổi những sở thích đặc biệt.
+ Dành thời gian và không gian để suy ngẫm và lập kế hoạch.
+ Dành thời gian và không gian để nạp lại năng lượng cần thiết cho việc theo dõi, phân tích và phản hồi các tín hiệu xã hội.
+ Giúp tránh được những hiểu lầm có thể gây bối rối, khó chịu, những châm chọc hoặc những trải nghiệm xã hội tiêu cực khác.
Mặc dù tất cả những lý do này đều là những lý do quan trọng và có ý nghĩa khiến họ thích các nhóm nhỏ và/hoặc sự cô độc, nhưng không có lý do nào cho thấy sự không thích giao tiếp xã hội nói chung. Và mặc dù chứng lo âu xã hội thường xảy ra đồng thời với bệnh tự kỷ nhưng nó không phải là một phần vốn có của chẩn đoán bệnh tự kỷ.
Người hướng ngoại tự kỷ:
Có rất nhiều người hướng ngoại mắc chứng tự kỷ. Những người tự kỷ đồng thời là người hướng ngoại có thể thấy cuộc sống khó khăn hơn những người hướng nội bẩm sinh nếu họ không có một cộng đồng tự kỷ hoặc khác biệt về thần kinh xung quanh họ. Có một số lý do cho việc này:
Ngay cả những người có kiểu hình thần kinh có thiện chí nhất cũng có thể có phản ứng tiêu cực với ai đó nghe có vẻ “khác biệt”, đặc biệt nếu người đó dường như cũng không biết gì về mặt xã hội.
Người tự kỷ đôi khi nói và làm những điều không phù hợp với xã hội mà không nhận thức được rằng mình đang làm như vậy. Điều này có thể dẫn đến một loạt kết quả tiêu cực; đối với trẻ em, nó có thể dẫn đến trêu chọc hoặc bắt nạt trong khi đối với người lớn, nó có thể dẫn đến cáo buộc là đáng sợ hoặc thô lỗ.
Nhiều người tự kỷ có những sở thích đặc biệt và một số tập trung vào những lĩnh vực quan tâm đó đến mức rất khó để nói về bất cứ điều gì khác. Mặc dù thảo luận về những đam mê đó trong bối cảnh phù hợp (chẳng hạn như một nhóm người có chung sở thích hoặc một câu lạc bộ), nhưng điều đó có thể gây rắc rối trong một cuộc trò chuyện chung với những người mắc bệnh thần kinh. Nó có thể gây tổn thương hoặc xúc phạm đối với một người có bệnh lý thần kinh, tệ hơn là có thể khiến người khác bỏ đi trong khi bạn đang trò chuyện về chủ đề yêu thích của mình.
Một số người mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn với những kỳ vọng về thể chất liên quan đến giao tiếp bằng mắt, không gian cá nhân và sự riêng tư. Đứng quá gần hoặc hỏi han, chia sẻ thông tin cá nhân có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực về mặt xã hội.
** Điều quan trọng cần lưu ý là người tự kỷ có thể có vẻ sống nội tâm vì thiếu giao tiếp bằng mắt hoặc ngôn ngữ cơ thể. Điều này có thể gây hiểu nhầm: giao tiếp bằng mắt nhìn chung gây khó chịu hoặc thậm chí gây đau đớn cho người tự kỷ. Người tự kỷ không thích giao tiếp bằng mắt vẫn có thể là người hướng ngoại.
Người tự kỷ quản lý tương tác xã hội như thế nào?:
Sử dụng kịch bản và diễn tập để chuẩn bị cho các sự kiện xã hội dự kiến như phỏng vấn xin việc và tiệc cocktail
Trở thành nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc hoặc sân khấu để có một vai trò cụ thể, được chấp nhận, có kịch bản để diễn tại một địa điểm xã hội
Tương tác nhiều nhất có thể với những người mắc chứng tự kỷ và những người khác có vấn đề về thần kinh, hoặc những người có cùng niềm đam mê
Chọn các sự kiện và nhóm xã hội nhỏ hơn hoặc ít thách thức hơn (chẳng hạn như đi xem phim thay vì đi ăn tối)
Dành phần lớn thời gian giao lưu với bạn bè hoặc gia đình, đó là những người có nhiều khả năng hiểu được đặc điểm, sở thích và hành vi của họ hơn và dường như không đưa ra phán xét đối với vấn đề của họ.
————–
Source: verywellmind.
Biên dịch và biên tập: Mindcare.
————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
————–
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia: https://www.facebook.com/groups/908586050050211
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
Mail: tamlymindcare@gmail.com
Website: https://mindcare.vn/