Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder, viết tắt là OCD) là 1 trong 4 vấn đề phổ biến nhất về các bệnh tinh thần và nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nam, nữ, trẻ em, người lớn, bất kể thuộc vùng văn hoá nào hay sắc tộc nào.
Theo thống kê, tỉ lệ mắc phải trung bình là 2.3% dân số (SingleCare, 2024). Rối loạn này khởi phát sớm, chủ yếu ở giai đoạn dậy thì và đầu tuổi trưởng thành. Tỉ lệ mắc phải ở nữ cao hơn nam giới (Fawcett, et al., 2020).
Vậy rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì và điều gì khác biệt giữa rối loạn này với những lo lắng thông thường?
Với OCD, người bệnh thường có những suy nghĩ không mong đợi, ý tưởng, những thúc đẩy, những sự ám ảnh và hành vi lặp lại. Mà những hành vi này là hệ quả của ám ảnh.
1. Ám ảnh lặp đi lặp lại
Những sự ám ảnh này sẽ liên tục lặp đi lặp lại và gây ra những cảm xúc tiêu cực như lo âu, sợ hãi, ghê tởm. Nhiều người bị OCD vẫn nhận thức được mọi thứ đều do tưởng tượng của mình mà ra, thậm chí họ cũng biết chính mình đang làm quá và vô lý. Nhưng những ám ảnh, những suy nghĩ của họ không thể giảm hoặc mất đi bởi những cách giải thích logic hay hợp lý.
2. Hành vi cưỡng chế
Như đã nói ở trên, hành vi cưỡng chế sẽ là hệ quả được dẫn dắt bởi những ám ảnh. Hành vi cưỡng chế này là cơ chế phòng vệ tạm thời, nó xuất hiện với mục đích ngăn chặn hoặc làm giảm sự căng thẳng mà ám ảnh gây ra. Tuy nhiên, những hành vi cưỡng chế này khá kém hiệu quả vì nó không thực sự liên quan đến sự kiện đáng sợ, vì thế, khi càng thực hiện hành vi này thì người bị rối loạn này càng khó chịu hơn. Những hành động cưỡng chế thường thấy bao gồm: rửa, lau chùi, kiểm tra, đong đếm, sắp xếp, đòi hỏi sự đảm bảo, đảm bảo tính chính xác theo kế hoạch/ lộ trình nhất định.
Ví dụ một số ám ảnh và hành vi cưỡng chế thường gặp được minh họa trong hình!
Vậy có cách nào hiệu quả hơn để làm giảm rối loạn này không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở bài viết tiếp theo nhé!
————–
Tài liệu tham khảo
1. APA (2022). What is obsessive-compulsive disorder? American Psychiatric Association.
2. Fawcett, E., Power, H., & Fawcett J. M. (2020). Women are at greater risk of ocd than men: A meta-analytic review of ocd prevalence worldwide. National Library of Medicine. 81(4).
3. SingleCare Team (2024, January 24). OCD statistics 2024. SingleCare.
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia: https://www.facebook.com/groups/908586050050211
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎ 0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 Mail: tamlymindcare@gmail.com
🌐 Website: https://mindcare.vn/