“Nếu một đứa trẻ không thể học theo cách chúng ta dạy, có lẽ chúng ta nên dạy theo cách chúng học” – Ignacio Estrada
Trẻ em mắc rối loạn học tập (RLHT) không phải vì không có năng lực, mà vì cách bộ não của trẻ tiếp nhận thông tin theo cách khác biệt. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và có thể cảm thấy lo lắng về thành tích, trầm cảm hoặc thiếu động lực, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng, sự tự tin của trẻ.
Tuy nhiên, với sự đồng hành và hỗ trợ đúng đắn từ cha mẹ, trẻ có thể hạn chế các khó khăn và phát triển tối đa tiềm năng. Dưới đây là vài cách cha mẹ có thể hỗ trợ con mình:
1️⃣ Giao tiếp thường xuyên với giáo viên
Thường xuyên trao đổi với giáo viên để hiểu rõ tiến độ học tập và giúp xây dựng kế hoạch phù hợp cho trẻ.
2️⃣ Tìm hiểu phong cách học tập của trẻ
Mỗi trẻ có một cách học riêng. Một số trẻ học tốt nhất bằng cách nhìn (học bằng thị giác), một số bằng cách lắng nghe (học bằng thính giác) và một số bằng cách thực hành (học bằng vận động). Hãy xác định và thiết kế môi trường học tập phù hợp với phong cách học của trẻ.
3️⃣ Giúp trẻ duy trì động lực
Trẻ rối loạn học tập rất dễ bị giảm hứng thú và động lực khi gặp những thách thức trong học tập, nhiệm vụ. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý nên lựa chọn những chủ đề mà trẻ quan tâm để thực hiện. Bên cạnh đó, cha mẹ nên giải thích và thống nhất trước với trẻ về lý do thực hiện một nhiệm vụ nào đó và nhắc trẻ về lý do đó khi bị giảm động lực.
4️⃣ Khám phá và phát huy điểm mạnh
Khó khăn trong học tập có thể là một điểm yếu của trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn nhiều điểm mạnh khác. Nếu cha mẹ chỉ tập trung vào điểm yếu thì sẽ làm giảm động lực cố gắng của trẻ. Tất cả trẻ em đều có thể tiến bộ, nhưng với tốc độ và mức độ cải thiện khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng ghi nhận và phát huy điểm mạnh để xây dựng lòng tự tin cho trẻ.
5️⃣ Cùng trẻ xây dựng thói quen lành mạnh
Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống, giấc ngủ và hoạt động thể chất hợp lý để tăng cường sự tập trung.
6️⃣ Thành công trong cuộc sống có ý nghĩa hơn thành công ở trường học
Thành công không chỉ là điểm số! Hãy dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết để tự tin đối mặt với thử thách. Một nghiên cứu kéo dài 20 năm theo dõi trẻ em rối loạn học tập đến tuổi trưởng thành đã xác định được sáu đặc điểm sau đây của “thành công trong cuộc sống”. Bằng cách tập trung vào những kỹ năng này, cha mẹ có thể giúp con mình có một bước tiến lớn: tự nhận thức và tự tin, chủ động, xử lý căng thẳng, kiên trì, đặt mục tiêu, biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ.
Cha mẹ hãy luôn là người đồng hành và hỗ trợ con để giúp trẻ phát triển tốt nhất theo cách của mình!
————–
Tài liệu tham khảo:
- Kemp, G., MA, Smith, M., MA, & Segal, J., PhD. (2024, May 14). How to Help a Child with a Learning Disability. HelpGuide.org.
- W. Simran (n.d.). 10 things Parents can do to help their kids with learning Disabilities. Aditya Birla Integrated School.
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia: https://www.facebook.com/groups/908586050050211
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎ 0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 Mail: tamlymindcare@gmail.com
🌐 Website: https://mindcare.vn/