8 HIỂU LẦM PHỔ BIẾN VỀ THAM VẤN TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Nhiều quan niệm sai lầm về những gì thực sự diễn ra phòng tham vấn – trị liệu tâm lý thường xuất phát từ những cuốn tiểu thuyết hoặc truyền hình (như phim, ảnh..). Có những điều trong phim ảnh mô tả đúng nhưng cũng có rất nhiều điều mô tả sai. Và đó là một trong những nguyên nhân khiến cộng đồng có hình thành quan niệm không đúng về tham vấn – trị liệu tâm lý.

Dưới đây là 08 hiểu lầm phổ biến nhất:

1. Những người tìm đến tham vấn – trị liệu tâm lý là người yếu đuối, bị bệnh tâm thần hoặc bị điên

Sự thật không phải vậy. Hiện nay, nếu bạn tìm đến trị liệu, việc này được xem là một dấu hiệu của sự chủ động. Khách hàng/thân chủ tìm đến trị liệu cũng phải vật lộn đấu tranh với nhiều vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt hàng ngày như mâu thuẫn trong các mối quan hệ, nghi ngờ về bản thân mình, sự tự tin, lòng tự trọng, căng thẳng trong cuộc sống và công việc, chuyển môi trường sống, trầm cảm và lo âu.

Danh từ để gọi những người tham gia tham vấn – trị liệu là khách hàng hoặc thân chủ, chứ không phải là bệnh nhân.

2. Bạn sẽ nằm trên một chiếc ghế dài và các nhà tham vấn – trị liệu sẽ ngồi ghi chép tất cả những gì bạn nói

Điều này thực chất rất hiếm khi xảy ra. Các nhà tham vấn – trị liệu biết rằng sự sắp xếp và khoảng cách giữa họ với khách hàng/thân chủ là rất quan trọng cho tạo nên một không gian trị liệu an toàn.

Không gian tham vấn – trị liệu thông thường sẽ giống như phòng khách của bạn, nơi cả hai bên ngồi trên những chiếc ghế thoải mái mà không có rào cản giữa hai người. Một nhà tham vấn – trị liệu “tốt” thường hỏi khách hàng/thân chủ rằng “khoảng cách như thế nào sẽ thoải mái với bạn” và sẽ không ghi chú gì khi đang làm việc với khách hàng/thân chủ.

3. Các nhà tham vấn – trị liệu tâm lý và khách hàng/thân chủ trở thành bạn tốt của nhau

Mối quan hệ trị liệu là một mối quan hệ thân mật nhưng nghiêm túc và chuyên nghiệp. Sự cam kết tuyệt đối của nhà tham vấn – trị liệu và những yêu cầu về nguyên tắc đạo đức, pháp luật quy định mối quan hệ này chỉ được giới hạn trong các buổi tham vấn và trao đổi qua email, điện thoại hoặc tin nhắn trong trường hợp cần thiết. Ở Mỹ , các nhà tham vấn – trị liệu nếu có mối quan hệ tình bạn với thân chủ/khách hàng có thể bị tước giấy phép hành nghề.

Tên khách hàng/thân chủ và câu chuyện của họ cũng sẽ được bảo mật tuyệt đối.

4. Tham vấn – trị liệu tâm lý chủ yếu chỉ là nói chuyện

Tham vấn – trị liệu là không thụ động. Các cảnh ở trong tiểu thuyết hay phim truyện, nơi các nhà tham vấn – trị liệu chỉ lắng nghe khách hàng/thân chủ trút giận, gật đầu đồng ý và phản hồi lại những từ tương tự khách hàng/thân chủ nói một cách khuôn mẫu.

Với các liệu pháp hiện đại ngày nay, các nhà tham vấn – trị liệu sẽ được đào tạo về các phương thức dẫn dắt về trải nghiệm và trị liệu mà sự tham gia của cả hai bên trong một quá trình tương tác hợp tác dựa trên đối thoại và sự tham gia tích cực của khách hàng/thân chủ trong việc giải quyết vấn đề của họ. Các nhà tham vấn trị liệu tâm lý và khách hàng cùng nhau xác định các vấn đề, đặt mục tiêu và đôi khi theo dõi tiến trình với các bài tập về nhà và đọc các bài tập như một phần của quá trình tham vấn trị liệu.

5. Nhà tham vấn trị liệu tâm lý có sẵn các giải pháp cho tất cả các vấn đề của cuộc sống

Điều quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ nhà tham vấn – trị liệu với khách hàng không phải là điều mà nhà tham vấn – trị liệu cho là quan trọng để đem đến sự thay đổi tích cực (cho khách hàng/thân chủ) mà là điều khách hàng/thân chủ nghĩ là quan trọng. Một nhà trị liệu “tốt” điều chỉnh các phiên tham vấn trị liệu xoay quanh nhu cầu của khách hàng/thân chủ thay vì đặt khách hàng/thân chủ vào các công thức có sẵn.

Khi làm như vậy, các nhà tham vấn – trị liệu không chỉ lắng nghe nội dung của câu chuyện mà hiểu về về những vấn đề sâu sa hơn đằng sau những điều khách hàng/thân chủ chia sẻ và phản hồi tất cả những điều đó.

6. Nhà tham vấn – trị liệu tâm lý có thể kê đơn thuốc

Đây là một hiểu lầm phổ biến. Nhà tham vấn – trị liệu tâm lý được đào tạo về kỹ năng để giúp khách hàng/thân chủ giải quyết các vấn đề của họ.

Bác sĩ tâm thần (làm việc trong các bệnh viên) là các bác sĩ y khoa mới kê đơn thuốc và theo dõi quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.

7. Tham vấn – trị liệu có thể giải quyết vấn đề trong một hoặc hai buổi

Một buổi làm việc (một phiên) trung bình kéo dài khoảng 50 – 60 phút và phiên đầu tiên về cơ bản là tiếp nhận và làm quen. Để đi đến trọng tâm của vấn đề, tham vấn – trị liệu tâm lý phải mất nhiều buổi.

Tuy nhiên, tham vấn – trị liệu cũng hiếm khi mất tới 6 hay 7 năm. Nói chung, sẽ là không hiệu quả khi một khách hàng/thân chủ làm việc một nhà trị liệu trong thời gian quá dài. Một ca tham vấn – trị liệu trung bình thường kéo dài khoảng 3 – 4 tháng.

8. Nhà tham vấn – trị liệu tâm lý làm cho khách hàng/thân chủ cảm thấy tốt hơn ngay lập tức sau mỗi phiên làm việc

Khách hàng/thân chủ không phải là một chiếc xe ô tô và nhà tham vấn – trị liệu không phải là người thợ sửa. Khách hàng/thân chủ là những người tham gia tích cực trong việc giải quyết vấn đề của mình, còn nhà tham vấn – trị liệu giúp họ đối mặt và khám phá bất cứ điều gì đang làm cản trở họ.

Quá trình này cần có thời gian và ban đầu có thể khó khăn và đau đớn. Nếu bạn có ảm giác bị xáo trộn hoặc đảo lộn khi làm việc với nhà tham vấn – trị liệu cũng là một phần của quá trình trị liệu. Trong một quá trình chữa lành, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn. Nhưng nhà tham vấn trị liệu có kinh nghiệm sẽ biết cách dẫn dắt khách hàng/thân chủ vượt qua khủng hoảng với sự bình tĩnh.

Lược dịch từ: https://www.psychologytoday.com/…/10-common-myths-about-the…

Ảnh: Pinterest
—————
#Hiểu_lầm_về_tham_vấn_trị_liệu_tâm_lý
#Tham_vấn_trị_liệu_tâm_lý
#Chữa_lành
#Mindcare