Cho dù bạn đang là con, là cha mẹ hay đồng thời đóng cả 2 vai thì cũng nên đọc bài này.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng làm hết sức mình để cung cấp cho con cái một nền giáo dục lành mạnh nhưng đôi khi chính họ lại có thể phạm sai lầm.
Làm cha mẹ là một công việc khó khăn và chủ yếu vẫn dựa trên trực giác và bản năng. Vì vậy, thật khó để có thể tránh khỏi những sai lầm. Cho dù cha mẹ có cố tình hay không thì những hàn vi không lành mạnh sẽ luôn để lại “vết sẹo” tâm lý và cảm xúc trong con trẻ. Đây là một sự cản trở trong quá trình phát triển lành mạnh của trẻ khi trưởng thành.
1. Cha mẹ không cho con một sự khẳng định và an toàn
Một số người tin rằng yêu con bằng cách không quan tâm lo lắng cho con là biện pháp để con họ xây dựng tính tự lập và mạnh mẽ, muốn giúp con sau này có thể tự chăm sóc bản thân.
Nếu cha mẹ là người tiếp cận phương pháp nuôi dạy con theo cách này, có lẽ họ đã hiểu lầm và khiến con hình thành suy nghĩ rằng mọi người nên có và được đối xử như vậy để sau này trở thành người tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp thất bại trong việc hình thành và xây dựng các mối quan hệ sau này.
2. Luôn phê bình, chỉ trích con
Trong những trường hợp nhất định, cha mẹ nên đưa ra những nhận định, phản hồi về hành vi của con. Việc này giúp con học được cách làm việc chính xác hơn, ví dụ như gấp quần áo, cách ăn cơm, sắp xếp đồ đạc cá nhân…
Tuy nhiên, một cha mẹ được coi là độc hại là khi luôn cực đoan về mọi việc con làm, đôi khi chỉ là sự sơ ý hoặc những sai lầm rất bình thường nhưng cha mẹ cũng có thể chỉ trích một cách thậm tệ. Có thể là sự lạm dụng như dùng đòn roi hoặc qua lời nói lăng mạ, bỏ mặc con.
Việc này sẽ khiến trẻ phạm phải những sai lầm nghiêm trọng hơn và khiến trẻ cảm thấy đau khổ và đánh giá thấp về bản thân, tự cảm thấy ghê tởm chính mình. Những gì hành vi này thực sự khiến sự xung đột nội tâm trong trẻ càng lớn dần và gặp nhiều vấn đề khi trưởng thành.
3. Cha mẹ luôn đòi hỏi con phải chú ý đến mình
Cha mẹ độc hại thường trút những sự tức giận, bực dọc hay thất vọng lên con cái hay đòi hỏi con phải luôn chú ý đến mình.
Việc này bề ngoài có vẻ như là một mối quan hệ gắn kết, nhưng thực tế nó là một mối quan hệ ký sinh, mối quan hệ độc hại thay vì sự lành mạnh mà cá nhân có thể phát triển.
4. Cha mẹ khiến con cái phải biện minh cho hành vi “khủng khiếp” của chính mình
Bạn có lớn lên với niềm tin rằng cha mẹ của bạn đã lạm dụng thể chất hoặc tinh thần đối với bạn bởi vì bạn xứng đáng với điều đó?
Nếu “có”, tức là bạn đang biện minh cho những hành vi tiêu cực từ cha mẹ trong khi họ lại chính là người góp phần gây nên những tổn thương trong bạn.
5. Không cho phép con thể hiện cảm xúc tiêu cực
Không có gì sai khi giúp con tập trung vào khía cạnh tích cực của một tình huống. Tuy nhiên, việc hoàn toàn thờ ơ và bỏ qua những cảm xúc/suy nghĩ tiêu cực của con có thể khiến chúng kìm nén những cảm xúc này (cho dù nó là hợp lý trong tình huống đã xảy ra ấy) sẽ hình thành cho trẻ những suy nghĩ và nhận thức sai lệch về cảm xúc của chính mình.
Việc này sẽ khiến cho đứa trẻ ấy khi là một người trưởng thành sẽ không giỏi điều tiết cảm xúc và xử lý tiêu cực trong cuộc sống của chính họ.
6. Sử dụng cảm giác tội lỗi và tiền bạc để kiểm soát con
Nếu con không làm như cha mẹ mong đợi, cha mẹ sẽ cố gắng làm cho con họ cảm thấy có lỗi về điều đó. Những việc này có thể kéo dài từ khi trẻ còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, cha mẹ thường dùng cách này để điều khiển con cái theo cách họ muốn.
7. Giữ im lặng
Việc giữ im lặng là một cách đối xử vô cùng gây tổn thương và khiến con trẻ sợ hãi đến ám ảnh. Đây cũng là một cách trừng phạt tiêu cực và đáng sợ đối với một đứa trẻ khi với trẻ cha mẹ là người chúng tin tưởng và muốn gần gũi nhất.
Lược dịch từ: https://themindsjournal.com/signs-of-a-toxic-parent/
Ảnh: Internet
—————
#Chamedochai
#Tonthuongthoithoau
#Chualanh
#Thamvantamly