8 CÁCH GIÚP BẠN GIẢM “OVER-THINKING” TRONG MỐI QUAN HỆ

1. Tự nhìn nhận xem vì sao mình lại suy nghĩ quá mức

Thông thường, đây là suy nghĩ tự động mà chúng ta không nhận ra. Vì thế, chúng ta cần tĩnh tâm, quan sát cách suy nghĩ của bản thân để lý giải được lý do tại sao mình lại có suy nghĩ như vậy. Từ đó, chúng ta sẽ tìm cách để giúp mình dừng việc này.

2. Khám phá bất kỳ tình huống nào mà bạn muốn kiểm soát

Việc bạn mong muốn kiểm soát tình huống hoặc hành vi của đối phương có thể dẫn đến tình trạng “overthinking”. Kiểm soát quá mức có thể là một trong những yếu tố khiến cho mối quan hệ trở nên thiếu lành mạnh. Bạn cần xem xét lại những điều nằm trong và nằm ngoài tầm kiểm soát của mình để có những quyết định hợp lý.

3. Thực hiện các bài tập thư giãn

Các bài tập hít thở, thiền, kiểm soát tâm trí đều góp phần giúp bạn tập trung hơn vào hiện tại thay vì gặm nhấm những suy nghĩ của mình.

4. Cố gắng cởi mở trong giao tiếp

Hãy nói với đối phương về những điều bạn lo lắng, thắc mắc. Cố gắng giao tiếp thông qua ánh mắt và lắng nghe quan điểm của họ thay vì chỉ tập trung phản hồi. Điều này sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn, giảm bớt nghi ngờ và xây dựng liên kết tốt hơn.

5. Hãy giải phóng suy nghĩ của bạn

Suy nghĩ quá mức thường có thể do việc độc thoại nội tâm quá mạnh mẽ. Có nghĩa là bạn luôn bị nhai lại trong nhận thức về mối quan hệ của mình trong khi đó có nhiều thứ khác cần sự chú ý của bạn. Bạn có thể viết nhật ký để ghi chép lại suy nghĩ, nó cũng là cách để quản lý căng thẳng hiệu quả.

6. Hãy khám phá sở thích của bản thân

Việc cảm xúc, niềm vui của một người phụ thuộc vào hành vi của người khác là không tốt. Vì thế hãy tìm những sở thích, niềm vui khác bên ngoài mối quan hệ của bạn. Khi bạn có nhiều thứ khác để quan tâm, thì bạn sẽ giảm được việc quá để tâm vào mối quan hệ duy nhất. Nên cố gắng cân bằng thời gian và cảm xúc mà bạn san sẻ trong các mối quan hệ. Nửa kia không phải là mặt trời và bạn cũng không phải là trái đất chỉ quay quanh mặt trời.

7. Tìm ra niềm tin cốt lõi nằm sau việc suy nghĩ quá mức của bạn

Hãy dành thời gian cảnh tỉnh bản thân và nhìn xem có điều gì ẩn sau việc bạn suy nghĩ quá mức không? Hãy đánh giá những gì bạn nghĩ và bạn hình dung, nếu bạn luôn tưởng tượng tình huống tồi tệ nhất sẽ xảy ra hay cảm thấy mình không xứng đáng trong tình yêu thì có thể bạn đang có niềm tin cốt lõi là không được yêu thương.

8. Đối diện với nỗi sợ hãi, nghi ngờ của mình

Sợ hãi là điều bình thường, hãy cố gắng nhận diện những nỗi nghi ngờ, sợ hãi là nguồn năng lượng dẫn đến việc bạn suy nghĩ quá mức. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân và tìm ra nguồn căn vấn đề. Khi không còn né tránh nữa, bạn mới có thể tìm ra hướng giải quyết.
Có rất nhiều cách để mọi người ứng phó với việc suy nghĩ quá mức. Hy vọng những cách thức mà chúng tôi đưa ra có thể giúp bạn tự cải thiện vấn đề của mình. Nếu việc suy nghĩ quá mức ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và công việc của bạn, hãy liên hệ dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.
————–
Tài liệu tham khảo:
1. Abulhosn, R. & Powell, A. (2024, June 18). How to stop overthinking in a relationship. Chossing Therapy. https://www.choosingtherapy.com/how-to-stop-overthinking…/
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia:
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
Mail: tamlymindcare@gmail.com