VIỆC SUY NGHĨ QUÁ MỨC (OVER-THINKING) CÓ ĐANG HỦY HOẠI MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN?

Khi đối mặt với những sự kiện không rõ ràng hoặc điều gì đó không như mong đợi, con người thường hay suy diễn, đôi khi lại dựng nên hẳn một kịch bản đầy drama như những bộ phim truyền hình dài tập phát sóng mỗi tối. Và điều đó càng điển hỉnh hơn khi chúng ta đang ở trong một mối quan hệ yêu đương.

Bây giờ thì cùng “check” xem bạn đã từng trải những tình huống nào dưới đây:

  • Đối tượng của bạn quá im lặng trong buổi hẹn hò.
  • Khi bạn hỏi họ về ngày hôm nay như thế nào, họ chỉ trả lời “Tạm.”
  • Khi bạn đợi rất lâu nhưng họ chỉ “Seen” mà không “Reply” tin nhắn.
  • Khi bạn đang tâm sự với họ nhưng hình như tâm trí họ bận ngao du đâu đó không để ý đến bạn.
❓Bạn đã làm gì trong những tình huống đó?
Thông thường, để tránh khỏi cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ tự dựng lên một câu chuyện. Không cần biết đúng sai, chỉ cần nó giải đáp được điều ta đang băn khoăn, lo lắng. Thậm chí nhiều người còn lặp đi lặp lại những suy nghĩ đó, các nhà tâm lý gọi là “hiện tượng nhai lại”. Việc nhai lại này sẽ bóp méo cảm xúc, trải qua thời gian dài thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm hồn bạn, khiến bạn không còn mở lòng hay chia sẻ cùng nửa kia mà chỉ phụ thuộc vào câu chuyện mình suy diễn. Điều này khiến bạn mất đi hứng thú trong việc khám phá những điều thú vị trong tình yêu.
Suy nghĩ quá mức với đặc trưng là nhai lại trong nhận thức giống như là hiện tượng lăn cầu tuyết xuống dốc, quả cầu tuyết này sẽ tích tụ thêm tuyết trong quá trình lăn xuống, lặp đi lặp lại quá trình trước khi vỡ tan tành. Tình cảm cũng sẽ như vậy, khi tích tụ quá lâu thì sẽ “vỡ”.

Việc suy nghĩ quá mức có thể thông qua một số biểu hiện khác nhau, có 5 kiểu phổ biến như sau:

1️⃣ Đổ lỗi (cho bản thân hoặc đối phương)
2️⃣ Kiểm soát (sự căng thẳng, thiếu niềm tin và thiếu linh hoạt là những thứ đặc trưng của việc điên cuồng kiểm soát)
3️⃣ Nghi ngờ (luôn nghi ngờ mọi thứ, khi tìm cách chứng minh thì càng nghi ngờ hơn)
4️⃣ Lo lắng bất an
5️⃣ Tâm lý nạn nhân (luôn đổ lỗi và cho rằng người khác mới là người đem lại hạnh phúc hay niềm vui cho mình)
Bất cứ cách thức nào thì nó cũng đều khiến mối quan hệ rạn nứt, mệt mỏi. Vì niềm tin là thứ quan trọng nhất, là nền tảng của mối quan hệ. Trong khi cả 5 điều trên đều phá vỡ niềm tin, nó là tiền đề để tất cả mối quan hệ trở nên “độc hại” và tan vỡ.
Việc suy nghĩ quá mức giống như axit làm ăn mòn tình yêu của bất kỳ cặp đôi nào, đặc biệt khi nó hoạt động một cách vô thức. Việc nhai đi nhai lại trong nhận thức này không phải là cách tốt để giải quyết vấn đề trong một mối quan hệ, thậm chí đây là cách mà chúng ta né tránh cảm xúc thực và né tránh thực tại.
————–
Tài liệu tham khảo
1. Lewandowski, G. W. (2023, March 7). How worrying and overthinking can ruin your relationship. Psychology Today.
2. Munoz, A. (2022, November). How to stop overthinking your relationship. Greater Good Magazine.
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia:
Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
Mail: tamlymindcare@gmail.com