BẠN ĐÃ BIẾT VỀ RỐI LOẠN CĂNG THẲNG SAU SANG CHẤN (PTSD)?

Trong cuộc sống hằng ngày, khi xem phim, đọc truyện hay thậm chí đùa giỡn với bạn bè, chắc hẳn bạn đã từng thấy hoặc nghe qua cụm từ PTSD. Vậy bạn đã biết gì về nó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của PTSD nhé.

PTSD là cụm từ viết tắt của Post-traumatic stress disorder hay còn gọi là Rối loạn căng thẳng sau sang chấn, nó là một vấn đề về sức khoẻ tinh thần bị kích hoạt bởi những sự kiện kinh hoàng, cũng có thể là trải nghiệm hoặc chứng kiến.

Có rất nhiều người trải nghiệm sự kiện sang chấn gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh hoặc ứng phó tạm thời. Nếu được chăm sóc, qua thời gian họ sẽ khá hơn. Nhưng nếu triệu chứng tệ hơn, kéo dài cả tháng hoặc nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh hoạt, thì rất có thể bạn đã mắc phải PTSD.



Nguyên nhân dẫn đến PTSD rất đa dạng, bạn có thể mắc phải nó khi bạn trải nghiệm, nhìn thấy hoặc khi học về những sự kiện sang chấn như chiến tranh, bị đe doạ tính mạng, bị thương tổn nghiêm trọng hoặc là vị bạo lực tình dục, thảm hoạ thiên nhiên, bị bắt cóc, tai nạn máy bay xe cộ…

Triệu chứng của PTSD có thể xuất hiện trong 01 tháng khi sự kiện sang chấn xảy ra, nhưng thỉnh thoảng cũng có thể xuất hiện sau 01 hay vài năm từ khi sự kiện đó xảy ra. Những người mắc phải rối loạn này thường sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống và công việc, thậm chí là những việc đơn giản hàng ngày.

Triệu chứng cụ thể của PTSD có thể rất khác nhau giữa mỗi người, tuy nhiên về cơ bản có thể kể đến những điều sau:

– Tái hiện lại trải nghiệm: đây là triệu chứng phổ biến nhất của PTSD, người bị PTSD sẽ liên tục gợi nhớ lại, gặp ác mộng, lặp đi lặp lại hình ảnh hoặc cảm giác về sự kiện căng thẳng, thậm chí có thể có cả cảm giác vật lý đi kèm (đau đớn, đổ mồ hôi, bị ốm…).

– Né tránh hoặc tê liệt cảm xúc: né tránh những ký ức sang chấn là triệu chứng nổi bật của PTSD. Họ thường né tránh những đối tượng hay nơi nào đó gợi nhớ đến sang chấn, hoặc né tránh trò chuyện với bất kỳ ai về trải nghiệm của họ. Thậm chí có nhiều người sẽ cố gắng đẩy ký ức về sự kiện đó ra khỏi bộ nhớ. Cũng có nhiều người chọn cách thử đối mặt với cảm xúc của mình bằng cách không cảm thấy gì cả – hiện tượng tê liệt hoặc chết lặng cảm xúc. Điều này khiến họ trở nên cô đơn và từ bỏ những hoạt động họ từng yêu thích.

– Luôn căng cứng (giống như ở trên mép rìa đỉnh núi): họ thường rất dễ lo lắng và khó thư giản. Thậm chí liên tục cảm nhận đe doạ hoặc dễ giật mình. Vì thế họ rất dễ cáu kỉnh, bùng nổ cơn giận dữ, mất ngủ và khó tập trung.

– Những người bị PTSD luôn đi kèm với rất nhiều vấn đề khác ví dụ như trầm cảm, lo âu, sợ hãi; tự tổn thương, có hành vi tự hoại như lạm dụng ma tuý và rượu; họ còn có thể mắc phải một số vấn đề thể lý như đau đầu, tức ngực, đau dạ dày hoặc chóng mặt.
————–
Tài liệu tham khảo
1. NHS (2022, May 13). Symptoms – post-traumatic stress disorder. https://www.nhs.uk/…/post-traumatic-stress…/symptoms/
2. Mayo Clinic (2022, December 13). Post-traumatic stress disorder (PTSD).
https://www.mayoclinic.org/…/symptoms…/syc-20355967….
————–
(***) Bản quyền bài viết thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia:
https://www.facebook.com/groups/908586050050211

Chương trình tham vấn tâm lý trả phí tuỳ theo điều kiện tài chính: MindCare’s Trainee Psychologist

Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)

Mail: tamlymindcare@gmail.com
Website: https://mindcare.vn/