03 MẸO ĐỂ ‘CÁCH LY’ KHỎI EXULANSIS

Bạn cảm thấy thất vọng vì không ai hiểu được bản thân?

Vì có lẽ họ sẽ không thể hiểu được những điều bạn định chia sẻ, nên bạn cũng chẳng buồn để nói ra?

Điều này thực sự khiến bạn mệt mỏi, tụt mood và trở nên bất lực?

Đó chính là Exulansis.

Một hiện tượng miêu tả những cảm giác bực bội và thất vọng khi bạn nhận ra bạn đang chia sẻ với người khác về một trải nghiệm quan trọng của bạn nhưng người ta không hề quan tâm hoặc không thể hiểu được, và bạn quyết định từ bỏ, không nói về trải nghiệm quý giá đó nữa.

Sẽ khó nhiều bao nhiêu để giải thích hoặc chia sẻ và đòi hỏi sự đồng cảm đối với những người chưa từng trải qua những sự việc, trải nghiệm tương tự với bạn.

Mặc dù mong muốn chia sẻ và nói ra những suy nghĩ, câu chuyện của cá nhân từng người, nhưng chúng ta thường phát hiện ra rằng giữa con người với nhau luôn tồn tại một “khoảng cách của sự trải nghiệm”, điều đó dẫn đến sự thấu hiểu không thể đạt đến theo như kì vọng của từng người. Nói cách khác, một người có thể không thể đồng cảm được với bạn vì họ chưa cảm nhận hoặc chưa trải qua quá trình mà bạn đang truyền đạt.  

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Trừ khi bạn từng trải qua những giai đoạn của sự trầm cảm, nếu không thì thật khó để hiểu trạng thái này khác với cảm giác chán nản như thế nào.
  • Trừ khi bạn bị mệt mỏi mãn tính, nếu không thì bạn có thể không trực tiếp tiếp xúc với các triệu chứng y tế tương đương. 

Hiện tượng Exulansis có thể không chỉ đến từ việc thiếu trải nghiệm tương đương để có thể đồng cảm. Khả năng hiểu người khác phụ thuộc vào một số kỹ năng khá phức tạp. 

Sự đồng cảm và tinh thần hóa là hai ví dụ ở đây.

  • Đồng cảm là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác thông qua nhận thức về suy nghĩ và cảm xúc của họ.
  • Tinh thần hóa là khả năng diễn giải hành vi của con người bằng cách tưởng tượng những gì họ đang suy nghĩ và cảm nhận vào thời điểm đó. 

Hơn nữa, không thể vì hai người trải qua cùng một sự kiện thì sẽ đảm bảo rằng họ có cùng một trải nghiệm của nhau về sự kiện đó. Ví dụ, cái chết của một người mẹ có thể khác biệt đáng kể tùy thuộc vào mối quan hệ với người đã khuất. 

Do đó, exulensis có thể không chỉ xuất phát từ việc thiếu các sự kiện chung trong cuộc sống. Mọi người nhận thức các sự kiện theo những cách khác nhau. Các công cụ tâm lý cũng cần thiết để hiểu được những mô tả sự kiện do người khác cung cấp.  

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ứng phó với hiện tượng exulansis:

01. Hãy cân nhắc xem bạn muốn nhận được gì từ việc truyền đạt những trải nghiệm của mình cho người khác. Có thể mục tiêu bạn chia sẻ điều đó ra không phải lúc nào cũng vì để có thể được thấu hiểu. Đôi khi, mọi người muốn chia sẻ ‘câu chuyện’ của mình với ai đó chỉ vì họ muốn biết họ không phải là người duy nhất nắm giữ kỷ lục quan trọng của cuộc đời mình.

02. Hãy cảnh giác với xu hướng đổ lỗi cho bản thân về chứng exulansis. Như đã đề cập ở trên, cần có nhiều kỹ năng tâm lý để thực sự hiểu được nguồn gốc về sự việc hay cảm giác của một người. Liên quan đến trải nghiệm của một người cần có kỹ năng và nỗ lực của cả người nói và người nhận. 

03. Hãy chấp nhận rằng có thể phải nỗ lực rất nhiều mới tìm được người có được trải nghiệm tương tự như bạn. Có nhiều nhóm và tổ chức hỗ trợ đã được lập ra phục vụ cho nhiều trải nghiệm quan trọng trong cuộc sống (ví dụ như đau buồn, ung thư, chứng khó đọc). Bạn có thể phải đầu tư lớn về thời gian và công sức để kết nối với những người có thể thấu hiểu được điều đó. Tuy nhiên, nỗ lực này thường đáng giá. Không có gì có thể đánh bại được cảm giác được thấu hiểu một cách thực sự.   

Exulansis thường xuyên xảy ra. Không phải tất cả chúng ta đều sống cuộc sống giống nhau hoặc gặp những điều giống nhau xảy ra với mình. Vậy nên, khi bạn cảm thấy muốn từ bỏ việc cố gắng được thấu hiểu, hãy thử một số mẹo được liệt kê ở trên và xem liệu bạn có thể tạo mối liên hệ với một người sẵn sàng hiểu bạn hay không. 

Nguồn: The Practical Psych

Biên dịch và biên tập: Mindcare

#Exulansis  #share #dong_cam  

————–

(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——

Tham gia group Tư vấn tâm lý cùng chuyên gia MindCare: https://www.facebook.com/groups/908586050050211

Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:

0866.13.58.85 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý, Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)

tamlymindcare@gmail.com

https://mindcare.vn/