Trong quá trình hành nghề, tôi đã thấy được sự thể hiện giới của nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên thay đổi như thế nào. Khi vấn đề thể hiện giới trở nên phổ biến hơn trên nhiều phương tiện truyền thông trong những năm gần đầu, trẻ tìm tích luỹ được nhiều cách để thể hiện và khám phá danh tính của chính mình.
Dẫu nhiều trẻ đang dần trở nên thoải mái hơn trong việc định hình giới của mình qua ăn mặc, kiểu tóc, và tính cách, điều đó không có nghĩa là phản ứng của cha mẹ cũng đồng nhất. Các bậc cha mẹ thường xuyên chia sẻ với tôi rằng họ không biết phải phản ứng như thế nào trước việc con họ muốn thể hiện bản thân ngoài khuôn khổ giới tính được định sẵn.
Nhiều phụ huynh thường hỏi tôi, “Tôi nên làm gì nếu con trai tôi muốn trang điểm?” hoặc “Liệu tôi có nên để con gái mình mặc quần áo nam tính?”. Nhiều bậc làm cha làm mẹ giàu tình thương và sự quan tâm đơn giản chỉ là không biết phải nuôi dạy một đứa trẻ muốn sống ngoài khuôn khổ giới nam và nữ như thế nào. Điều quan trọng là cha mẹ cần trau dồi thêm hiểu biết về bản dạng giới để có thể hỗ trợ con mình một cách tốt nhất. Sau đây là một vài câu hỏi mà các cha mẹ thường hỏi tôi với giới.
Tôi nên làm thế nào khi con tôi muốn thể hiện một bản dạng giới khác?
Hãy cho phép con mình “thử” nhiều loại bản dạng giới khác nhau. Theo như tôi thấy, trẻ thường thay đổi giữa nhiều giới khác nhau ở giai đoạn ấu thơ và vị thành niên. Tôi đã thấy nhiều bé gái “tomboy” mà ghét mặc váy và chỉ thích chơi với các bạn nam nhưng lớn lên thì thể hiện là người ‘hợp giới’ (khi mà giới tính sinh học trùng khớp với thể hiện giới). Và tôi cũng thấy những trường hợp việc thể hiện một giới hoàn toàn ngược lại như vậy kéo dài cho tới tuổi vị thành niên, và đôi khi con có thể có mong muốn được thay đổi giới tính sinh học (chuyển giới). Mặc dù nghiên cứu dài hơi về bức bối giới ở tuổi ấu thơ (triệu chứng buồn rầu hoặc dằn vặt nội tâm về giới) còn hạn chế và gây nhiều tranh cãi về dư luận nhưng trong thực tiễn có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết cho trẻ nào đang phân vân với bản dạng giới của mình.
Hãy cho phép con bạn trang điểm hoặc tạo kiểu tóc theo bất cứ cách nào chúng muốn. Sự tự do này có thể đẩy lùi bức bối giới. Trẻ mà không được cho phép khám phá ngoài khuôn khổ eo hẹp của giới về sau có thể gặp một sự khó chịu với bản dạng giới của chúng và điều đó có thể dẫn tới trầm cảm và các xu hướng tự tử. Mặt khác, mọi thứ luôn phải có chừng mực. Trường học có thể không phải là một nơi phù hợp để trang điểm loè loẹt hoặc diện những bộ quần áo bóng bẩy, cho dù là bản dạng giới gì đi chăng nữa. Nhưng những hình thức thể hiện này có thể phù hợp hơn ở những hoàn cảnh khác và cha mẹ nên cho phép điều này.
Làm thế nào để một phụ huynh mà không cảm thấy thoải mái với sự thách thức chuẩn mực về giới làm điều tốt nhất dành cho con họ?
Cha mẹ cần bắt đầu dạy trẻ về giới và xu hướng tính dục từ sớm với những phương thức phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Điều quan trọng là cần nhấn mạnh rằng bản dạng giới là một khái niệm linh hoạt và được thể hiện qua nhiều cách khác nhau (nói cách khác: con gái cũng có thể mặc quần và con trai cũng có thể mặc váy). Điều quan trọng nữa là giải thích cho trẻ rằng trẻ có thể tự do thể hiện giới của mình nhưng vẫn thuộc giới tính mà chúng sinh ra với, thí dụ đàn ông mà thích để tóc dài hoặc mặc quần áo nữ tính nhưng vẫn tự nhận mình là nam, hoặc phụ nữ mà để tóc rất ngắn và trông nam tính hơn nhưng vẫn tự nhận mình là nữ. Bạn càng trở thành một người hoặc một người mẹ linh hoạt và đón nhận bao nhiêu thì sẽ càng dễ hơn bấy nhiêu cho con bạn cảm thấy thoải mái với việc thể hiện những đặc điểm cả nữ tính và nam tính.
Điều gì làm cha mẹ hoặc người khác thường cảm thấy không thoải mái khi trẻ thể hiện bản dạng giới không trùng với giới tính sinh học của chúng?
Ai ai cũng cảm giác có lỗi và chúng ta cảm thấy có lỗi khi chúng ta vi phạm những chuẩn mực xã hội mà chúng ta tin vào. Chuẩn mực giữa các văn hoá hoặc trong các hoàn cảnh khác nhau đều khác biệt. Bởi vì chúng ta đã học cách tự nhận thức được các chuẩn mực về giới, chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu với việc phá vỡ những chuẩn mực này. Thực ra, chẳng cần một người nào tỏ vẻ không chấp nhận hoặc một kẻ bắt nạt để chúng ta cảm thấy có lỗi mà chúng ta chỉ cần tưởng tượng ra sự phán xét của một khác thì đã cảm thấy vậy rồi. Điều này trở thành một câu chuyện liên quan tới nhận thức về mặt cá nhân.
Lời khuyên nào dành cho các cha mẹ để họ có thể lường trước được những hoàn cảnh nằm ngoài “vùng an toàn” của họ?
Trẻ em vốn dĩ rất khó đoán khi chúng lớn lên và bắt đầu khám phá danh tính của mình. Khi ở bậc làm cha, làm mẹ, bạn sẽ không thể lường trước mọi thứ được nhưng bạn có thể kiểm soát được bạn sẽ phản ứng như thế nào về việc con bạn đang khám phá xu hướng tính dục và bản dạng giới.
Điều quan trọng là cha mẹ cần giải quyết cảm giác có lỗi của mình về vấn đề giới và xu hướng tính dục để cha mẹ không truyền cảm giác này vào con mình. Trẻ cần được cảm thấy chấp nhận bởi cha mẹ để có thể an tâm khám phá những khía cạnh khác nhau của chúng. Điều quan trọng khác là cho phép con bạn khám phá bản dạng giới để không tạo điều kiện cho sự bức bối giới tới và những hệ quả tiêu cực của rối loạn này. Hãy thể hiện thái độ tích cực của bạn về những hình thức thể hiện của con và hỏi các câu hỏi khi phù hợp. Việc tự giáo dục mình kiến thức về giới và xu hướng tính dục có thể cũng sẽ trang bị cho bạn tốt hơn để xử lý những tình huống không lường trước được. Hãy cập nhật những dữ liệu hoặc những quan điểm mới và xem TV và phim về những chủ đề nói trên. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc lường trước những điều không thể không thể lường trước được.
Cha mẹ có thể làm những điều gì ngay từ ban đầu để đảm bảo con cảm thấy được yêu thương và chấp nhận vô điều kiện?
Hãy cho con vốn từ để miêu tả chúng. Hãy dạy con về các đại từ chỉ giới (‘pronouns’), nhiều bản dạng giới khác nhau, và sự khác biệt giữa bản dạng giới và xu hướng tính dục. Điều này sẽ giúp chúng hiểu hơn về bản thân, cũng giống như việc dạy trẻ về tên của các bộ phận trên cơ thể để giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công tình dục.
Khi hành nghề, tôi nhận thấy rằng cởi mở với trẻ về tính đa dạng của những người mà chúng gặp sẽ giúp chúng có thái độ chấp nhận và yêu thương hơn. Tính cởi mở cũng sẽ giúp đẩy lùi cơn khủng hoảng lòng tự ti bản thân trong trường hợp chúng có cảm thấy mình khác biệt. Thuật ngữ và kiến thức trao quyền cho trẻ được diễn tả mong muốn và trải nghiệm của chúng. Tôi thấy rằng những điều như vậy không đẩy chúng về những lối sống dị biệt mà những điều ấy thực chất lại giải phóng chúng khỏi nỗi tủi hổ và sự cô lập bản thân.