TẠI SAO CÓ SỰ LỪA DỐI NGAY CẢ TRONG MỐI QUAN HỆ ĐANG HẠNH PHÚC? 4 LẦM TƯỞNG VỀ SỰ KHÔNG CHUNG THỦY VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

Tại sao mọi người lừa dối ngay cả khi họ đang ở trong các mối quan hệ hạnh phúc?
Vậy những cuộc tình không chính thức này là gì? Phải chăng chúng chỉ xảy ra khi một người đang có những mối quan hệ không hạnh phúc? Ở trong những trường hợp đó, tại sao phần lớn trong số những người trong lúc đang ngoại tình lại cảm thấy phần nào tội lỗi? Tại sao vẫn có những cặp đôi mặc dù đã cưới nhau rồi mà vẫn ngoại tình?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về điều gì khiến những người đang trong mối quan hệ hạnh phúc lại ngoại tình. Những mối quan hệ “mập mờ” này là gì? Và chúng ta cần làm rõ những lầm tưởng về sự lừa dối và ngoại tình để rồi xây dựng một góc nhìn mang chiều hướng chấp nhận hơn về chúng.
Trong buổi diễn thuyết trên diễn đàn TED TALK gần nhất của Esther Perel, cô ấy đã lấy tiêu đề là “Suy nghĩ lại về sự không chung thủy”. Đây là một buổi thuyết trình dành cho bất cứ ai đã có trải nghiệm yêu và Esther Perel đã có suy niệm về sự không chung thủy hay là sự lừa dối và giải thích tại sao điều này thật đáng sợ cho mọi cặp đôi và nó phá hoại hôn nhân của họ. Đồng thời cô ấy cũng chia sẻ rằng tại sao trong mọi mối quan hệ khi gặp vấn đề, bạn sẽ luôn tìm thấy những khía cạnh và hành vi biểu trưng cho sự níu kéo và mất mát – sự níu kéo những điều bất ngờ, sự níu kéo về những lần quan hệ tình dục và cường độ của mỗi lần đó, sự níu kéo tự do, và những điều ước để tìm thấy sự phục hồi về mặt tâm lý sau những lần mối quan hệ của họ bị tổn thương.
Esther chia rằng mọi người luôn tò mò hỏi cô ấy về một số liệu cụ thể về tỉ lệ phần trăm dự đoán một người sẽ ngoại tình trong suốt mối quan hệ của mình với một người khác. Esther cho rằng chúng ta không có một định nghĩa cụ thể về sự không chung thủy hay ngoại tình – dù chúng có là nhắn tin khiêu dâm, xem phim khiêu dâm, sử dụng lén lút những trang mạng để ghép cặp hay qua lại theo kiểu tình một đêm, trực tiếp hôn môi người thứ 3, hay đơn giản chỉ là những ảo mộng về điều này thôi – và thật khó cho những nhà nghiên cứu tâm lý học xây dựng một hệ thống công cụ để đo đạc được khái niệm trìu tượng này dựa trên số học. Nhưng thế nào đi chăng nữa, Esther đoán rằng tỉ lệ một người ngoại tình trong suốt mối quan hệ của mình với người khác rơi vào khoảng từ 26% đến 75%.
Giả sử rằng một mối quan hệ hạnh phúc và lành mạnh vẫn không thể ngăn cản chúng ta “khám phá” nhiều hơn ở bên ngoài. Nếu sự chung tình của mỗi người đều có một giới hạn nhất định? Thậm chí có những thứ mà một cuộc hôn nhân hạnh phúc không thể mang lại được.
Esther hỏi thính giả của cô ấy rằng, họ ủng hộ hay chống đối ngoại tình? Có lẽ nếu chúng ta trả lời là có, chúng ta sẽ đôi phần cảm thấy tội lỗi. Nhưng sau đây là những gì Esther muốn truyền tải đến họ rằng chúng ta cần có những góc nhìn đa chiều về ngoại tình trên góc nhìn tâm lý học, vượt qua những giới hạn và sự chuẩn mực đơn thuần về tốt xấu và trắng đen trong xã hội.
Say đây là 4 lời đồn về sự không chung thủy và ngoại tình mà chúng ta cần được hiểu và chấp nhận:

LẦM TƯỞNG THỨ NHẤT – Ngoại tình chỉ xảy ra trong những mối quan hệ không hạnh phúc và không lành mạnh.

Đây là một trong những lời đồn thường gặp nhất: nếu một người ngoại tình, chắc chắn sẽ có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ của họ hoặc với chính bản thân họ. Như Esther đã chỉ ra rằng, “tất cả mọi người không thể có vấn đề cùng một lúc được” và “không phải ai cũng trốn chạy những cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình”.
Có một điều mà mọi người trên toàn thế giới khi nói về ngoại tình đó là ngoại tình giúp họ cảm thấy mình “đang sống”.
Chúng ta thường cho rằng nếu mọi thứ xung quanh chúng ta đang diễn ra một cách tốt đẹp – những khoảnh khắc đẹp trong gia đình, công việc “giường chiếu” ổn – chúng ta sẽ không cần tìm những điều gì khác ở bên ngoài cả. Nhưng những câu hỏi mà Esther đặt ra khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về điều này.
Nếu một mối quan hệ hạnh phúc không thể ngăn cản chúng ta ham muốn và khao khát đi tìm điều mới thì sao? Cô ấy hỏi. “Nếu sự chung tình của chúng ta chỉ hữu hạn thôi thì sao?”.“Nếu có những điều mà một mối quan hệ hạnh phúc không mang lại cho chúng ta thì sao?
Với những câu hỏi này, Esther không cổ xúy việc chúng ta phải bắt đầu ngoại tình và lừa đối người bạn đời của mình ngay lúc này như là một phương pháp hữu hiệu để giải quyết sự buồn chán và kết thúc những khó khăn thường gặp trong mọi mối quan hệ. Điều cô ấy muốn nói là để tìm hiểu và thực sự hiểu về sự không chung thủy và ngoại tình thật không đơn giản vì chúng ta cần phải nhìn từ nhiều chiều, khía cạnh, và hoàn cảnh khác nhau, và sự hoài nghi là cần thiết. Một câu trả lời cho vấn đề này không thể quy ra trắng hay đen theo một quy chuẩn nào được. Nó không đơn giản như mà cách chúng ta tưởng.

LẦM TƯỞNG THỨ 2: Mọi cuộc ngoại tình đều là để thỏa mãn nhu cầu tình dục

Trái với những gì chúng ta nhầm tưởng, những cuộc ngoại tình không hẳn là để thỏa mãn nhu cầu tình dục mà nó là để thỏa mãn những khát vọng của người ngoại tình. Khát vọng được chú ý và quan tâm, khát vọng được cảm thấy mình đặc biệt, và hơn cả là khát vọng được khát vọng.
Ngoại tình có một cấu trúc cơ bản như sau: sự bí mật, sự không rõ ràng, và một sự thật đó là bạn sẽ không được ngắm nhìn người bạn đó hàng ngày hoặc có thể là sau nhiều tuần, và bạn sẽ không “có” được người bạn đó – và điều này càng khiến bạn khao khát và thèm muốn như khi bạn đói vậy, bạn sẽ muốn mình hết đói càng sớm càng tốt. Ngoại tình là như vậy đó, nó là một cỗ máy của sự khao khát và ham muốn.
Và một lần nữa, ngoại tình không phải là chỉ để thỏa mãn nhu cầu tình dục và nó còn có nhiều thứ khác nữa. Có rất nhiều người ngoại tình không nhận ra rằng họ đã đi quá giới hạn cho phép và đã mạo hiểm để làm bất cứ thứ gì, cho đù nó có chút điên dồ – ví dụ như việc trao đổi những hình ảnh và tin nhắn đồi trụy hay những cuộc tình một đêm diễn ra một cách ngắn gọn không tưởng.

LẦM TƯỞNG THỨ 3 – Ngoại tình sẽ phá hỏng hôn nhân

Đối với nhiều cặp đôi, ngoại tình bao gồm sự phản bội và khủng hoảng mà trong đó khủng hoảng đóng vai trò báo hiệu cho sự kết thúc của mối quan hệ của họ. Ở mặt khác, đối với một số cặp đôi khác, khủng hoảng lại giúp họ bắt đầu mối quan hệ của họ lại từ đầu và đóng vai trò là một cơ hội mới để họ tự hiểu mình và người bạn đời của mình.
Phần lớn các cặp đôi sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ của họ khi một người phát hiện người kia ngoại tình. Tôi đã tham khảo nhiều những số liệu khoa học cho thấy rằng 75% các cặp đôi có thể vượt qua được điều này và số còn lại đã thất bại và không thể giữ cho mối quan hệ đã bị tổn thương của mình “sống sót” và vượt qua khủng hoảng. Tất nhiên, họ sẽ sống sót cả thôi và một số người nhìn nhận sự khủng hoảng này là một cơ hội để mình khám phá, hiểu, và phát triển bản thân hơn.
“Ngoại tình sẽ giúp định nghĩa lại mối quan hệ của mình là gì” theo Perel, và “mỗi cặp đôi sẽ quyết định mối quan hệ ngoài luồng này sẽ tiếp tục đi đến và về đâu”.
Một hệ quả tất yếu khi những mối quan hệ ngoài luồng và ngoại tình xảy ra là các cặp đôi sẽ có những cuộc hội thoại căng thẳng và sâu lắng hơn về sự trung thực và cởi mở mà họ chưa từng chia sẻ với nhau trong quá khứ.
Theo như kinh nghiệm lâm sàng của tôi, phần lớn các cặp đôi cho rằng sau khi họ giải quyết được vấn đề về ranh giới của bản thân và có những “cuộc hội thoại sâu lắng và cởi mở” đó, họ cảm thấy mối quan hệ của họ trở nên lành mạnh và mang lại nhiều phần thưởng về mặt tinh thần cho họ hơn.

LẦM TƯỞNG THỨ 4 – Mối quan hệ một vợ một chồng tạo tiền đề cho ngoại tình

Theo Shirley Glass, sự không chung thủy ở thời đại mới xảy ra giữa hai người khi họ đã tạo dựng những mối quan hệ thân mật với người khác trước khi họ nhận ra rằng họ đã đi quá giới hạn của một người bạn bình thường và chuyển thành bạn tình. Sự không chung thủy là biểu hiện của sự thân mật về thể xác lẫn tinh thần mà trong đó thiếu đi niềm tin và sự tin tưởng.
Mỗi người đều có ý kiến riêng của mình về lý do tại sao có người lại ngoại tình. Họ đổ lỗi cho hôn nhân, văn hóa, testoterone, và sự khiêu dâm.
Những cuộc tình ngoài luồng luôn xảy ra trong những mối quan hệ mở. Câu chuyện về mối quan hệ một vợ một chồng không giống với câu chuyện về sự không chung thủy. Thậm chí cả khi chúng ta có sự tự do lựa chọn những người bạn tình khác, chúng ta vẫn đôi lúc bị thôi thúc bởi sức mạnh của điều cấm kị (ngoại tình). Nếu chúng ta làm điều mà chúng ta không nên làm, thì chúng ta sẽ cảm thấy rằng chúng ta đang làm thứ mà chúng ta thực sự muốn.
——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com