“Khi ai đó đã ra đi, những gì bạn nói ra có thể sẽ rất quan trọng”
Lí do chúng ta hay sử dụng những câu nói quá quen thuộc khi một người mới ra đi là vì ta không biết phải nói điều gì hợp tình, hợp lý trong hoàn cảnh ấy cả. Dẫu việc gửi gắm những lời viếng thương vẫn tốt hơn là không nói gì cả, những câu nói quen thuộc quá ấy thường không truyền tải hết được tâm nguyện cũng như ý muốn giúp đỡ thực sự của mỗi chúng ta.
Những điều đáng cân nhắc khi an ủi ai đó đang chịu tang
Có rất nhiều thứ ta có thể nói với một người đang chịu tang. Dẫu vậy, có một vài điều rất đáng cân nhắc khi bạn muốn đồng hành một người bạn hoặc một người thân trong hoàn cảnh đầy tiếc thương này. Các điều ấy như sau:
“Thà nói “sai” còn hơn.”
Nỗi sợ nói sai một điều gì đó trong thời điểm tiếc thương của một ai đó thường dẫn tới việc ta không hề nói ra bất cứ điều gì cả. Đối với một người đang chịu tang, điều này có thể nghĩa là một sự xa lánh hoặc phản bội khi họ cần sự an ủi nhất. Tuy có vô vàn cách để gửi lời viếng hoặc an ủi người ấy, ta vẫn thà nói điều mà ta nghĩ là “sai” còn hơn là không nói gì cả.
Ta nên nhớ rằng có rất nhiều cách để gửi lời viếng thương. Cho dù bạn có gửi một vòng hoa hay mời một người đang chịu tang đi ăn một bữa ăn ngon, thì người bạn hay đồng nghiệp đó cũng đều nghĩ là bạn đang thể hiện sự an ủi theo cách mà cả bạn và người ấy đều thấy “hợp tình” và cũng “hợp lý” nhất.
“Hãy nhớ trọng tâm vào họ.”
Nhiều khi, chúng ta thường quá phụ thuộc vào trải nghiệm của riêng mình để giúp chúng ta hiểu một người khác đang cảm thấy thế nào. Sau khi sự ra đi của một ai đó, ta sẽ dễ nhắc lại về một người đã mất mà ta đã phải chịu tang, như một cách để đồng cảm với người đang chịu tang ở thời điểm hiện tại. Nhưng hãy chú ý về điều này.
Tuy bạn có thể có ý tốt nhưng điều này có thể dẫn tới một cảm giác như thể người chịu tang giờ đang phải an ủi bạn và điều này chỉ có đè nén về mặt cảm xúc cho họ hơn mà thôi. Khi an ủi một người đang chịu tang, hãy đặt trọng tâm vào họ và bạn chỉ nên gợi lại trải nghiệm cá nhân tương tự nếu nó thực sự giúp ích hay có ý nghĩa quan trọng mà họ có thể trực tiếp nhận được.
“Sự tiếc thương thực ra rất đa dạng”
Một người có thể nhận được ồ ạt sự an ủi trong những ngày đầu chịu tang nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ hết tiếc thương người đã mất khi tang lễ kết thúc. Sự tiếc thương người đã mất ảnh hưởng mỗi người một khác nhau và phản ứng trước hai sự mất mát của một người cũng có thể hoàn toàn khác nhau.
Khi an ủi một người đang chịu tang, hãy nhớ rằng không nhất thiết chỉ có một kiểu tiếc thương người đã mất mà nó thực ra rất đa dạng. Hãy để ý tới cảm giác, nhu cầu, và thứ gì họ muốn/ không muốn để đảm bảo rằng bạn đang đồng hành bên người ấy theo một cách phù hợp nhất có thể.
Những lời nên nói khi ai đó đã ra đi
Có thể sẽ khó cho bạn để biết mình nên cần nói gì khi bạn đang an ủi một người bạn có một người họ thương ra đi. Sau đây là một số những lời viếng thương vô cùng hữu ích, đầy sự an ủi, thay vì những câu nói quá quen thuộc rồi.
“Gia đình mình cũng đang nghĩ về bạn đó”
Khi bạn tới viếng tang, bạn nên gửi lời viếng thay mặt gia đình của bạn nếu họ không thể đi cùng, và điều này hoàn toàn hợp lý. Bạn cũng có thể nói những thứ khác (còn phụ thuộc vào bên gia đình chịu tang sẽ hỏi bạn điều gì hay nếu bạn và người đã mất hoặc người đang chịu tang có một mối quan hệ đặc biệt) nhưng bạn cũng có thể đơn giản chỉ chia sẻ rằng cả gia đình bạn cũng muốn gửi lời viếng và an ủi.
“Tôi sẽ không quên [người đã mất]”
Đây cũng là một lời không thể thiếu vì nó nói với người đang chịu tang rằng họ không tiếc thương một cách đơn độc. Điều này cũng xác nhận một sự thực là sự mất mát này không dễ vượt qua và nó đang xảy ra ngay lúc này. Bên cạnh việc bạn có thể nói về hồi đi học của bạn và người đã mất như thế nào hoặc một lần phiêu lưu của hai người, bạn đơn thuần có thể nói ra câu nói này.
“Tôi nhớ hồi mà…”
Nếu bạn có thể dành chút thời gian, bạn nên nói về kỉ niệm hoặc câu chuyện nào đó của bạn có sự hiện diện của người đã mất. Gia đình chịu tang có thể bận nhiều thứ ở tang lễ nhưng những câu chuyện ngắn vui vẻ ấy có thể sẽ đem lại cho họ một nụ cười. Sau đám tang, việc kể chuyện cũ có thể là một cách có ích để đánh dấu lại những hồi ức có người đã mất và giúp người nhà hay bạn đang chịu tang biết những người xung quanh thương người đã mất như thế nào.
“Hãy để tôi mang đồ ăn tới nhé”
Sự an ủi thực tiễn đôi khi lại là điều tốt nhất. Có thể bạn sẽ rất muốn hỏi trực tiếp người đang chịu tang muốn bạn đồng hành bên họ như thế nào hoặc muốn họ biết họ có thể gọi cho bạn bất kỳ lúc nào họ cần nhưng điều này lại đặt một gánh nặng lớn lên vai người đang phải chịu tang.
Thay vì yêu cầu họ tìm cách cho bạn giúp đỡ họ trong hoàn cảnh này, hãy đơn thuần đưa cho họ một vài phương hướng mà bạn nghĩ phù hợp với mối quan hệ của cả hai. Những phương hướng này có thể là giúp đỡ việc nhà, hoặc việc vặt như trông trẻ cho hoặc nấu ăn giúp, hoặc chỉ là bạn đặt cho họ đồ ăn qua mạng để họ không phải lo về việc nấu ăn trong một thời gian ngắn. Sau khi một người ra đi, có rất nhiều thứ phải quan tâm tới. Vậy nên bạn có thể thuê giúp họ một người dọn dẹp nhà cửa để phụ họ giữ không gian ở sạch sẽ trong khi họ phải lo từ a-z việc tang lễ.
Những lời nên ta nên tránh
Khi an ủi một người bạn đang chịu tang, có một vài lời mà bạn nên tránh, chẳng hạn những lời sau:
“Chí ít thì…”
Tuy ý tốt sau lời này là để giúp người ấy tìm chút bình yên ở việc người đã ra đi không còn phải chịu đau đớn nữa, nó lại có tác dụng xem nhẹ mất mát của họ. Sự tiếc thương và mất mát hiện hữu rất rõ ràng và ta phải công nhận điều đó.
“Điều gì diễn ra cũng có lý của nó”
Không có cách nào để tránh né sự tiếc thương và mất mát cả. Những lời như “ĐIều gì diễn ra cũng có lý của nó” vô hình chung lại làm người chịu tang cảm thấy họ không nên có những cảm xúc họ đang có. Sự thực là, đôi khi, cảm xúc diễn ra rất tự nhiên mà thôi. Thay vì cố gắng “khắc phục” hay “chữa lành” cho một người bạn đang tiếc thương người đã mất thì ta đơn giản chỉ nên ở bên cạnh họ lúc này và an ủi họ thôi.
“Điều này là ý trời rồi”
Nếu hai người có cùng một tôn giáo, có thể nên nói một chút về điểm chung này nhưng bạn nên tránh đặt tôn giáo của mình lên ai đó, đặc biệt là người đang phải chịu tang. So sánh việc mất mất như thể một phần của số phận có thể không đem lại ý tốt mà nó thực sự có tới người hay gia đình đang chịu tang.
“Tôi hiểu bạn đang cảm thấy thế nào mà”
Dẫu bạn có muốn đồng cảm, lời nói này lại đặt bạn làm trọng tâm của quá trình tiếc thương, chứ không phải người đang chịu tang. Và bởi vì ai ai trải qua quá tình này theo cách riêng của họ, sẽ tốt hơn nếu bạn đơn giản chỉ tập trung vào việc đồng hành bên bạn của mình thôi.
“[Người ra đi] sẽ muốn bạn…”
Bạn nên tránh phỏng đoán những gì mà người đã ra đi ước nguyện hoặc nghĩ gì về người khác trước khi họ sang thế giới bên kia. Và quan trọng là không nên chỉ cho một người đang chịu tang rằng họ nên phải trải qua quá trình này như thế nào hoặc họ nên phải cảm thấy như thế nào. Họ là người nên được quyết định quá trình ấy diễn ra ra sao.
Không có một cách nhất nhất nào để trải qua sự tiếc thương về một người đã mát. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều cách khác nhau mà ta có thể đồng hành bên một người bạn hoặc người thân đang tiếc thương. Sự đồng hành này có thể đến từ những lời hỏi thăm ân cần tôn vinh và tưởng nhớ người đã mất, cũng như là những hành động thực tiễn hơn, như là trông trẻ giúp, mua đồ ăn cho, hoặc đơn giản chỉ là hỏi thăm đều đặn,
Tuy có một vài lời nói hoặc chủ đề mà bạn nên tránh khi gửi lời viếng thương, tới viếng tại tang lễ, kể về những hồi ức có sự hiện diện của người đã mất, và đơn giản ở bên cạnh người đang chịu tang khi họ cần là những bước vô cùng quan trọng một người cần cân nhắc khi muốn an ủi một người đang phải chịu mất mát.
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/…/what-say-when-someone-die…
————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/