SỨC KHỎE TINH THẦN & SỰ KỲ THỊ

Kỳ thị sức khỏe tinh thần là gì?
Sự kỳ thị về sức khỏe tinh thần có thể được chia thành hai loại khác nhau: Sự kỳ thị xã hội được đặc trưng bởi thái độ định kiến và hành vi phân biệt đối xử đối với các cá nhân có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Hai là tự kỳ thị, là sự nội hóa của chính người đang có những vấn đề về sức khỏe tinh thần, trong nhận thức của họ về sự phân biệt đối xử này (Link, Cullen, Struening & Shrout, 1989), và nhận thức về sự kỳ thị có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác xấu hổ và dẫn đến kết quả trị liệu mang lại ít hiệu quả hơn ( Perlick, Rosenheck, Clarkin, Sirey và cộng sự, 2001).
Theo Moses (2010) phát hiện ra rằng sự kỳ thị nhắm vào thanh thiếu niên có vấn đề về sức khỏe tinh thần lại đến từ chính các thành viên trong gia đình của họ, đồng nghiệp và thầy, cô giáo ở trường.
Những yếu tố gây ra sự kỳ thị?
Những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần đã được đối xử khác nhau, họ bị xa lánh và thậm chí bị bạo hành. Cách cư xử này có thể xuất phát từ quan điểm sai lầm rằng những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể gây bạo lực hoặc khó lường hơn những người không có vấn đề như vậy, hoặc bằng cách nào đó chỉ là “sự khác biệt”, nhưng thực tế lại không có cơ sở cho những niềm tin này (Swanson, Holzer, Ganju & Jono, 1990).
Ngay cả mô hình y tế về các vấn đề sức khỏe tinh thần cũng là một nguồn gốc của niềm tin về sự kỳ thị. Đầu tiên, mô hình y tế ngụ ý rằng các vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng giống như các bệnh về thể chất khác và có thể là do rối loạn chức năng y tế hoặc thể chất theo một cách nào đó (khi nhiều người không thể giảm bớt nguyên nhân sinh học hoặc y tế). Bản thân điều này ngụ ý rằng những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần theo một cách nào đó, “khác” với người hoạt động “bình thường”. Thứ hai, mô hình y tế ngụ ý rằng các chẩn đoán đã dán nhãn lên các bệnh nhân. Các nhãn dán này thường liên kết với các đặc điểm không mong muốn (Ví dụ: “người điên” thì không thể có những hành vi phù hợp khi cư xử với mọi người được hoặc có thể làm hại người khác) và điều này một lần nữa sẽ duy trì quan điểm rằng những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần là khác biệt và cần phải được thận trọng.
Phải thừa nhận rằng các phương tiện truyền thông thường xuyên đóng một vai trò trong việc duy trì sự kỳ thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Các phương tiện giải trí cũng đóng góp một phần trong việc đổ lỗ cho người này. Ví dụ, các phim điện ảnh về chứng tâm thần phân liệt thường rập khuôn và đặc trưng bởi thông tin sai lệch về các triệu chứng, nguyên nhân và điều trị về bệnh này. Mô tả họ với các hành vi như bạo lực, giết người và tự tử. Điều này cho thấy những miêu tả tiêu cực về tâm thần phân liệt trong các bộ phim đương đại là khá phổ biến và chắc chắn sẽ củng cố niềm tin và thái độ kỳ thị đối với những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Tại sao sự kỳ thị lại là vấn đề?
Sự kỳ thị bao hàm cả thái độ định kiến và hành vi phân biệt đối xử với những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần và những ảnh hưởng xã hội của việc này như xa lánh, cô lập, sự hỗ trợ của xã hội thấp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và lòng tự trọng của những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần (Livingston & Boyd, 2010). Sự kỳ thị cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả trị liệu đối với họ, do đó cản trở sự phục hồi và chữa lành của người đang có vấn đề sức khỏe tinh thần (Perlick, Rosenheck, Clarkin, Sirey et al., 2001).