[MINDCARE X AFAMILY] 🆘”Ở NHÀ SINH CHUYỆN” – CƠ HỘI ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TÂM LÝ MINDCARE TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Tình hình dịch Covid đang vô cùng căng thẳng, khiến chúng ta phải ở nhà trong một thời gian dài và lúc này đây thứ gì cũng có thể trở thành áp lực như: tiền đâu mà sống, con cái, học hành,…

Vì sao ở nhà vào mùa dịch lại có thể sinh ra nhiều “chuyện” đến thế? 

Điều mà chúng ta mong cầu nhiều nhất trước thời kỳ đại dịch đó là có nhiều thời gian hơn cho gia đình, con cái và hơn hết là chăm sóc chính bản thân mình. Nhưng lạ thật, khi mong cầu ấy được đáp ứng thì ta lại thấy chông chênh. 

Những khó khăn mà chúng ta thấy trước mắt từ khi giãn cách ở nhà có thể kể đến như thiếu nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu, hay gặp khó khăn khủng hoảng về vấn đề tài chính, không đủ điều kiện y tế… Ngoài ra thì việc bất đồng quan điểm, mất kiểm soát thông tin mạng,… cũng là một trong các vấn đề đưa chúng ta đến với sự lo âu, sợ hãi, thất vọng,… nặng hơn là trầm cảm và tổn thương tâm lý. 

Đôi khi, tin rằng đó là dư chấn của đại dịch Covid-19 sẽ khiến chúng ta thấy được an ủi hơn vì ai cũng mắc phải tình trạng tương tự; và câu hỏi được đặt ra rằng làm thế nào để thuyết phục tâm lý rằng: Mọi việc rồi cũng sẽ qua? 

Về sống với bố mẹ, tôi đã trầm cảm như thế nào? 

Dịch bệnh ập đến tạo điều kiện thuận lợi cho những cảm xúc tiêu cực, và nhất là khi tôi trở về sống cùng với bố mẹ. 

Trong căn nhà cấp 4 có vỏn vẹn một cái gác lửng, tôi ngồi cạnh em gái và ba. Ở một góc nhà, mẹ tôi hồ hởi lấy trong túi tờ 500 nghìn dày hơn so với thường ngày và… tách nó ra thành hai tờ. Mẹ nói bà ấy đã thấy “nghi nghi” khi được người giao hàng thối lại, không ngờ nó lại thành thật. Mẹ tôi lúc ấy gương mặt lộ rõ sự vui mừng trước sự chứng kiến của các con.

Ở hoàn cảnh ấy, tôi không phân biệt được đúng sai mà chỉ đơn giản thắc mắc, khi hoàn cảnh khá giả hơn, khi dịch bệnh tan biến, mẹ tôi có thấy thế là sai? Và nếu sai thì điều gì đã khiến bà trở nên vui vẻ với tờ 500 nghìn trên trời rơi xuống ấy? Vì dịch bệnh khó khăn? Vì nhà chẳng còn tiền nữa hay vì nghèo? 

Không khác mẹ, ba tôi nhận chở hàng liên quận, một cuốc xe ông lấy từ 100 – 300 nghìn đồng và đôi khi chỉ là giao hàng cách 5 – 10 căn nhà thì nó đã thành chuyện của một cuốc xe của ba tôi với mức phí tương tự. Tôi tự hỏi nếu như không phải vào thời đại dịch, ba tôi có “ăn nên làm ra” như thế? Và điều gì đã khiến ông vui vẻ trên sự khó khăn của người khác? 

Tôi nhìn thấy sự kịch tính của thời gian, của tiền bạc vào thời đại dịch. Tôi rơi vào cái bẫy của sự tự vấn, đánh giá bản thân thông qua những việc bất khả kháng như khuyên mẹ hãy trả lại tờ 500 nghìn, khuyên bố hãy “nhẹ tay” khi định giá một chuyến giao hàng cho người dân khu phong toả. Và cứ như thế trầm cảm len lỏi vào sâu trong tâm khảm của tôi, chạy song hành với sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19. 

Ở nhà nhiều, tôi chỉ thấy tương lai mình mịt mù 

Bạn biết đấy, cuộc đời luôn có cách để khiến ta phải nỗ lực để trở thành một ai đó “nổi bật”. Sai lầm khủng khiếp nhất trong đời tôi chính là việc tôi đánh giá mình bằng kết quả của những người khác. Ở nhà, tôi có thời gian lướt Facebook, TikTok, Instagram nhiều hơn,… và không may rằng chúng trở thành công cụ đắc lực để tôi tự so sánh, trách cứ bản thân mình. 

Tôi chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường, nhưng nếu không bị ảnh hưởng từ đợt dịch lần này, tôi đã có thể có một vị trí cao thứ hai ở phòng kinh doanh. Nhưng, đó chỉ là ước nguyện khi mà cắt giảm nhân sự là cách mà công ty tôi chọn đầu tiên để giảm thiểu tối đa chi phí vận hành. 

“Công ty mong sau đại dịch sẽ có cơ hội hợp tác với các bạn”, dòng tin nhắn khiến tôi rơi vào cơn khủng hoảng cuộc đời vào năm 28 tuổi. Suy nghĩ về một tương lai đen tối đã đến với tôi giữa thời đại dịch như vậy đó, những trải nghiệm không hay trong cuộc đời cứ thế tích tụ thành một gánh nặng, hơn cả việc sợ chết, tôi sợ mình trống rỗng, vô nghĩa như hiện tại. 

Khắp nơi tôi nhìn thấy mọi người đều giỏi hơn mình. Họ có đầy đủ điều kiện kinh tế để làm thiện nguyện giúp đỡ những người vô gia cư, họ được công ty hỗ trợ ở mức tối đa. Họ kết nối được với những thành viên trong gia đình và có nhà để về khi dịch đến. 

Riêng tôi, nếu tôi trở về nhà chỉ kịp thấy bố mẹ chạy vạy hết nước mắm, nước màu, vang bên tai là tiếng chửi rủa xối xả, 28 tuổi rồi tôi đã làm được gì đâu? 

Vợ chồng ở nhà nhiều, tự dưng muốn… ly hôn!

Gia đình tôi có 4 người: 2 vợ chồng và 2 cô con gái. Dịch bệnh khiến tôi nhận ra quan điểm giáo dục con giữa hai vợ chồng gần như không có điểm tương đồng. 

Phải kể rằng, chồng tôi là một kỹ sư xây dựng, ngày thường thay vì ở nhà anh ấy sẽ dành thời gian phần lớn cho các công trình nên mọi việc trong gia đình hầu như đều do tôi quán xuyến. Người ta nói đàn ông xây nhà còn đàn bà xây tổ ấm, nhưng gia đình tôi bây giờ lại ngược lại, khi mà chính tôi cũng cảm thấy mình trở nên vô dụng trong căn nhà này. 

Dịch lần này, công việc của chồng tôi phải tạm hoãn. Điều mà trước đây cả hai vợ chồng tôi từng mong muốn cũng đã thành sự thật: Anh ấy đã có thời gian ở nhà nhiều hơn. Thế nhưng mà có lẽ nó chỉ đúng ở khoảng thời gian trước đây, còn hiện tại thì không! 

Mâu thuẫn dần được định hình trong gia đình của tôi bắt đầu từ việc chồng tôi cảm thấy tôi dạy bọn nhỏ không tốt như anh ấy. Không kể đến khoản vợ chồng chúng tôi thường xuyên cãi nhau về vấn đề tôi mua sắm online hoặc anh ấy quá nghiêm khắc với gia đình của mình. “Mình không biết sống tiết kiệm. Tình hình dịch khó khăn như này…”, bài ca ấy tự bao giờ đã trở thành nỗi ám ảnh trong tôi và dần dần khi sự nhắc nhở ấy trở thành nỗi bực dọc, tôi thấy anh ấy phiền. 

Khi tôi luôn khá thoải mái cho các con học tập, xả stress, tự do phát triển bản thân thì chồng tôi lại là một người cực kỳ nghiêm khắc, đến mức làm các con khó chịu và bật khóc. Anh ấy đã bảo với tôi rằng: “Em không dạy các con đến nơi đến chốn sau này nó có thể làm được gì?”, với tôi ngoài trách nhiệm, gánh nặng, đó còn là một sự ám ảnh. 

Vì sao kết quả của việc dạy con luôn đổ lên đầu, lên vai người phụ nữ? 

Ngay lúc này đây, chuyên gia Tâm lý hoàn toàn có thể giúp bạn

Để giúp bạn có một nơi chia sẻ và quan trọng nhất là có thể gỡ rối phần nào các vấn đề đang xảy ra trong gia đình, bản thân và cuộc sống trong thời gian ở nhà giãn cách. Mục Lifestyle của AFamily.vn đã kết hợp cùng đội ngũ chuyên gia Tâm lý từ MindCare – Viện Tâm Lý và Giáo Dục Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Tâm lý học để tạo ra chuỗi Tư vấn online mang tên Ở Nhà Sinh Chuyện dành riêng cho độc giả của Afamily.vn.

Vào mỗi thứ 2 hàng tuần chúng tôi sẽ thu thập các câu hỏi/vấn đề mà mọi người đang gặp phải, sau đó sẽ gửi đến đội ngũ chuyên gia tâm lý bao gồm các Thạc sĩ, Chuyên viên tư vấn tâm lý và trị liệu nhiều năm kinh nghiệm. Họ có thể giải đáp và chia sẻ với bạn bất cứ mọi câu hỏi nào liên quan đến stress, áp lực cuộc sống, trầm cảm, lo âu, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái,… vào thứ sáu hàng tuần tại Ở Nhà Sinh Chuyện.

Cách tham vấn chuyên gia của Ở Nhà Sinh Chuyện

  1. Gửi ngay câu hỏi hoặc các vấn đề của bạn vào mùa dịch ngay Tại đây
  2. Chuyên gia sẽ lựa chọn những câu hỏi đặc biệt mỗi tuần để trả lời trực tiếp vào thứ sáu hàng tuần trên mục Lifestyle của Afamily.vn và thông qua địa chỉ email.

Các Chuyên gia Tâm lý tham gia trực tiếp cho Ở Nhà Sinh Chuyện:

  1. Thạc sĩ. Tạ Thị Thúy: Chuyên ngành Tâm lý học ứng dụng, chuyên sâu tham vấn tâm lý, Đại học Nam Kinh – một trong những trường Đại học hàng đầu top 50 Trung Quốc.
  2. Thạc sĩ. Nguyễn Thị Hạ: Thạc Sĩ Tâm Lý Học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng.
  3. Chuyên viên Tham vấn, Trị liệu Tâm Lý – Nguyễn Minh Nhân.
  4. Chuyên viên Tham vấn Tâm Lý – Nguyễn Hải Anh.
  5. Chuyên viên Tham vấn Tâm Lý – Nguyễn Thị Lương.

Nguồn báo đăng tải: https://afamily.vn/o-nha-sinh-chuyen-vao-mua-dich-khien-nhieu-gia-dinh-dot-nhien-ran-nut-ap-luc-tien-bac-va-day-la-co-hoi-de-duoc-chuyen-gia-tam-ly-giai-dap-hoan-toan-mien-phi-20210822143540874.chn?fbclid=IwAR2mLx9l8Ve1QQMP3oZzYC1ot9Er-GdjZ3p9cqCE7HfV_3w6oqPDDhsE9DA

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/