LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP MỘT NGƯỜI CÓ SUY NGHĨ TỰ SÁT?

Cảm thấy muốn tự tử là một thực tế đáng buồn và đáng sợ đối với con người. Thật không may, trong thời đại này, nhận thức về vấn đề tự tử vẫn còn nhiều nghi vấn. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới những người có mối quan hệ với người đang cảm thấy muốn tự tử. Dưới đây là một số cách có thể sử dụng để giúp đỡ một người bạn có mưu toan tự sát.

“If you hate your life, change your way of living, suicide should not be committed because what if…” (Nếu bạn ghét cuộc sống của mình, hãy thay đổi cách sống của mình, không nên tự tử vì nếu…)

Các chủ đề về sức khỏe tâm thần và trầm cảm đã nhận được nhiều sự quan tâm cho tới vài năm gần đây. Mặc dù các chủ đề này đã được quan tâm nhiều hơn nhưng phần lớn chúng ta chưa nhận được sự giáo dục chính thức về cách làm thế nào để hỗ trợ những người đang gặp khó khăn và có ý định tự tử.

Nhiều người đã được hướng dẫn về hô hấp nhân tạo (CPR) để giúp đỡ những người gặp nguy hiểm về thể chất. Nhưng cho tới hiện tại, không ai được trao quyền với các công cụ để giúp đỡ ai đó trong cơn khủng hoảng tinh thần, mặc dù thực tế đó là một tình huống thường gặp hơn.

Vì vậy, nếu tới ngày tận thế, khi một người thân yêu nói với bạn “Tôi thật sự cảm thấy không muốn ở đây nữa…” và bạn bị choáng váng, và cảm thấy không biết phải làm gì, hoặc nói gì hay đột nhiên cảm thấy vô cùng khó chịu và áp lực phải “sửa chữa” vấn đề, giống như sức nặng của cuộc đời ai đó nằm trong tay bạn – điều đó là hoàn toàn bình thường, bạn không hề làm rối nó lên.

Nếu đó là tình huống của bạn, hãy bắt đầu bằng cách nói một vài điều gì đó.

  1. Hãy thư giãn. Không sao đâu. Tôi biết rằng cảm giác đó rất nặng nề, nhưng bạn không cần phải sửa chữa bất cứ điều gì. Và sắp chia sẻ với bạn những cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất để hỗ trợ một người đang có ý định tự tử.
  2. Ý định tử tử là một tình trạng vô cùng BÌNH THƯỜNG và đáng buồn. Nếu một người đã có ý định này, nghĩa là mức độ cảm xúc của họ đang vượt quá khả năng đối phó. Khi giọt nước làm tràn ly, họ đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để xoay xở hoặc thậm chí cố gắng kết thúc cuộc đời của họ.

“But in the end, one needs more courage to live than to kill himself. Be strong.” (Nhưng cuối cùng, một người cần nhiều sự khích lệ để sống hơn là tự sát. Hãy mạnh mẽ.)

  1. Việc ai đó mở lòng với bạn về những cảm xúc này là một dấu hiệu tuyệt vời. Điều này không chỉ thể hiện rằng họ muốn sống, họ muốn được giúp đỡ mà còn thể hiện họ đủ tin tưởng bạn để nhờ sự giúp đỡ từ bạn. Bạn có cơ hội để nhìn thấy và yêu thương họ một cách trọn vẹn hơn bất kỳ ai trong cuộc đời họ trước đây.
  2. Cảm ơn bạn thật nhiều. Thực tế, bạn đang chủ động tìm kiếm sự hướng dẫn để giúp đỡ ai đó và bạn muốn làm tốt hơn. Điều đó thật tuyệt vời.

Làm thế nào để trợ giúp một người bạn có ý định tự sát?

1/ Đối diện với sự không thoải mái trong bạn

Chủ đề về tự tử khiến cho nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu. Tại sao lại như vậy? Sự thật là – trừ khi bạn đã có một số tổn thương cá nhân từ những trải nghiệm trong quá khứ với việc tự tử – mức độ hoảng sợ và khó chịu mà bạn cảm thấy không đến từ nơi bạn có thể mong đợi.

Đó không phải là ý nghĩ ai đó tự lấy mạng sống của mình. Nó phản ánh mức độ thoải mái của bạn với những cảm xúc của chính bạn, đặc biệt là những cảm xúc tăm tối và khổ đau. Nói cách khác, sự không thoải mái là một dấu hiệu của sự dồn nén.

Sự bất an cốt lõi này xuất phát từ cảm giác không quen thuộc với tính dễ bị tổn thương triệt để và nỗi đau nguyên vẹn. Khi bạn không biết làm thế nào để đối diện và nói về cảm xúc của chính mình thì bằng cách nào bạn có thể kỳ vọng sẽ thoải mái dành không gian cho người khác?

Có thể bạn đã lớn lên trong một gia đình mà không ai nói về những cảm xúc của họ. Tại một thời điểm nào đó, có thể bạn đã được dạy (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) rằng cảm xúc không được chào đón trong những cuộc trò chuyện, và bạn không bao giờ nên phàn nàn hoặc tỏ ra yếu đuối. Bạn có thể đã học được rằng nỗi buồn là gánh nặng cho người khác.

Bạn có thể chưa bao giờ có cơ hội trải nghiệm hoặc luyện tập cách phản hồi với một người đang hạ xuống sự phòng bị của bản thân để xin sự giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, nói về sự lộn xộn và những điều chưa được làm sáng tỏ trong cuộc sống nội tâm của họ.

Cho dù đó là học được từ gia đình bạn hay một chiến lược sinh tồn mà bạn đã học được ở đâu đó để đối phó với tình huống đau khổ, tất cả điều này đều giúp bạn tránh xa những cung bậc cảm xúc dữ dội.

Có mức cảm xúc vào và có mức thấp. Nhiều người đang rất cố gắng để che giấu hoặc tự che giấu (mê hoặc) bản thân trước cảm giác thấp thỏm đó. Nhưng những cảm xúc đó chắc chắn vẫn tồn tại và chia sẻ chùng với người khác là một cách hiệu quả để vượt qua chúng.

“Place your hand over heart, can you feel it? That is called purpose. You’re alive for a reason so don’t ever give up.”

“ Hãy đặt tay lên ngực, bạn có cảm nhận được không? Đó được gọi là sự có mục tiêu . Bạn đang sống có chủ đích nên bạn đừng bao giờ bỏ cuộc”

Nếu bạn đang né tránh những vớ vẩn, phản ứng tự nhiên của một người khi họ cảm giác tự vẫn hoặc cảm thấy những cảm xúc nặng nề sẽ là loại bỏ  khỏi cơ thể và đưa ra khỏi đầu. Trong hệ thống thần kinh, bạn thoát ra khỏi một vấn đề,  đó là sự trái ngược với những gì bạn cần làm.

Trên thực tế, việc tránh khuôn mẫu chính là thứ nằm trong trong trọng tâm của vấn đề, việc đó khiến nhiều người có suy nghĩ tự tử ngay từ lần đầu.

Họ thường không biết hỏi ai để yêu cầu sự trợ giúp hoặc có được những công cụ và không gian để chia sẻ thêm về những vấn đề một cách cởi mở nên họ thường cố nén xuống và tiếp tục chịu đựng. Nhưng cách xử lý đó thường là hầu hết mọi người dùng để sống qua ngày. Chúng ta chỉ may mắn khi không có đủ những cảm xúc khổ cực để trưởng thành để đến khi gặp những cú sốc lớn, chúng ta không thể tiếp nhận thêm những cảm xúc tiêu cực nữa.

Chính sự loại bỏ và ngăn chặn có chọn lọc đã giữ cho hoàn toàn những tâm sự trong bóng tối trong nhiều năm và nó vẫn tiếp diễn.

Nếu bạn đang chú tâm thì là khuynh hướng tự nhiên, hãy nắm bắt lấy cơ hội như một lời mời để luyện tập việc tìm ra những gì bạn đang né tránh trong chính bản thân và tìm được ra nơi mà bạn cảm thấy bình yên với ít hơn những thứ đẹp đẽ mà bạn đang giữ cho riêng mình.

Tôi đang viết không chỉ giúp cho bạn hay hỗ trợ ai cả mà còn cho bạn tự cố động bản thân và đảm bảo bạn đang xây dựng sự nhận thức nội tâm cần thiết để sống một cuộc sống đầy đủ hơn và tránh những cảm xúc tiêu cực trong tương lai.

Việc thiếu đi những sự an ủi, thân tình song hành với những đau đớn về cảm xúc và sự thiếu chuẩn bị để thích ứng chính là nguyên nhân chúng ta nhận phải những dấu mốc tồi tệ nhất và chia sẻ tất cả những điều không phù hợp với những người đang có suy nghĩ tự sát. 

2/ Dưới đây sẽ là những điều mà chúng ta không nên nói với những người đang có ý định tự sát 

Khi một người chia sẻ họ có ý định tự sát, bản năng đầu tiên của bạn có thể là cố gắng khiến suy nghĩ đó biến mất hoặc dập tắt nó như ngọn lửa xuất hiện trong nhà của bạn. Nhưng cách tốt nhất là dừng lại, quan sát và lắng nghe. CHẤP NHẬN con người thực của họ hiện tại và suy nghĩ đang ở đó.

Đừng trốn tránh, đừng chạy trốn khỏi suy nghĩ đó, đừng nghĩ nó không tồn tại, đừng cố gắng thu nhỏ nó, đừng cố gắng làm giảm hiệu lực của nó, đừng hợp lý hóa nó và đừng cố gắng xáo trộn họ để bỏ qua nó.

Điều tệ nhất bạn có thể làm là đánh giá thấp những trải nghiệm của họ. Cho dù chỉ đơn giản là họ không hiểu, hoặc không thể xử lý một các tình huống không thoải mái, hầu hết mọi người sẽ phản hồi bằng cách nói rằng:

“Nhưng cuộc sống của bạn thật tuyệt. Bạn buồn vì điều gì? Bạn rất may mắn. Hãy nhìn lại mọi điều bạn đang có. Có những đứa trẻ chết đói ở Châu Phi…”

Hay cách nói khác như “Vấn đề của bạn không có thật. Hãy vượt qua nó”

Ngay cả với ý định tốt, cách nói này như một cái tát vào mặt một người đang đối xử với tâm hồn của họ một khoảnh khắc rất chân thật, rất con người. Nó giống như một ai đó đang chạy về phía bạn trên chiến trường với một vết thương và bạn nó rằng vết thương không nên ở đó, hãy rũ bỏ nó.

“When you feel like giving up, just remember the reason why you held on for so long”

(Khi bạn cảm thấy muốn từ bỏ, hãy nhớ tới lý do tại sao bạn bạn đã cố gắng suốt thời gian qua)

Có thể đột nhiên bạn cảm thấy một người như đang đứng bên bờ vực và bạn cần nói chuyện với họ. Nhưng đó không phải những gì đang xảy ra. Bạn không cần phải biết làm thế nào để giải quyết vấn đề hay vội vàng định hình vấn đề. Đó không phải điều mà một người tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn.

Họ cần sự HỖ TRỢ chứ không cần một giải pháp.

Xuất phát từ cùng một tư duy hướng tới giải pháp, một số người có thể hỏi rằng “Bạn có đang uống thuốc gì không hay bạn đã uống thuôc chưa?” Câu hỏi này có thể đến từ một chuyên gia y tế về thuốc.

Nhưng đó không phải điều nên nói từ một người bạn hay một người thân yêu. Hỏi về điều này có thể khiến họ cảm thấy bị thiệt thòi hay bị xúc phạm như thể nỗi đau của họ là chỉ là thứ không nên có, và nó có thể xoa dịu bằng thuốc như một cơn cảm cúm.

Khi một người cuối cùng đã tâm sự với một người khác về suy nghĩ tự sát, đó là một bước tiến lớn cho họ. Họ đã đi đến quyết định này bởi vì họ đã phải chịu đựng trong im lặng. Cần phải có sức mạnh và lòng can đảm để mở lòng với ai đó rằng họ đã bị tổn thương rất nhiều. Hãy trân trọng và đón nhận nó như một món quà vốn có.

3/ Vậy, bạn nên nói điều gì?

Hãy thực hiện theo cách tiếp cận ngược lại, bắt đầu bằng cách lắng nghe và ghi nhận những gì họ chia sẻ. Thay vì nói “Nhưng bạn không nên cảm thấy như vậy” như một thói quen, sau khi nghe họ chia sẻ, bạn có thể nói “Tôi hiểu rồi, việc tại sao bạn cảm thấy như vậy hoàn toàn có thể hiểu được. Tôi không thể tưởng tượng được điều đó khó khăn đến mức nào.”

Cố gắng hết sức để cảm giác không thoải mái không xuất hiện trong đầu của bạn bởi những điều họ chia sẻ với bạn. Chỉ cần cho phép nó. Những trải nghiệm của một người về chia sẻ những cảm xúc đau đớn là một trong những sức mạnh chữa lành lớn nhất. Hãy thở sâu, và biết rằng những cảm xúc của họ không nhất thiết phải thay đổi ngay bây giờ và bạn không cần phải là một người hùng có thể thay đổi hay “sửa chữa” chúng.

“At the end of the day, the fact that we have the courage to still be standing reason enough to celebrate.” – Meredith Grey, Grey’s Antomy 

(Vào cuối ngày, chúng ta có đủ can đảm để vững vàng là đủ lý do để ăn mừng.)

Bạn không cần phải đưa ra giải pháp, nói chuyện với họ hay nói với họ rằng cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi quyết định tự sát của họ. Hãy gắn với cảm xúc và kinh nghiệm thực tế của họ. Hãy tìm hiểu về nó. Việc của bạn là nắm giữ không gian, bao dung, lắng nghe, liên hệ (nếu bạn có thể) và hỗ trợ họ.

Nếu bạn đã trải qua cảm giác tương tự, hãy chân thật về điều đó. Chia sẻ kinh nghiệm và sự cố gắng của bạn trong tình huống đó. Nếu bạn chưa từng trải qua cảm giác đó, bạn có thể chia sẻ – “Tôi không thể tưởng tượng được cảm xúc thật sự như thế nào. Tôi cảm thấy rất đau khi biết rằng bạn đang bị tổn thương rất nhiều.”

Điều đó thể hiện sự quan tâm và thấu cảm sâu sắc nhất.

Đây là một số điều lành mạnh hơn mà bạn có thể nói:

  1. “Tôi rất tiếc. Tôi không biết là bạn đã gặp khó khăn như vậy… Tôi rất muốn nghe bạn chia sẻ thêm về cảm xúc của bạn trong thời gian gần đây, bạn sẵn sàng chia sẻ với tôi chứ?”
  2. “Cảm ơn bạn đã chia sẻ với tôi, tôi rất vui vì bạn đã tin tưởng tôi. Tôi không biết phải nói gì nhưng tôi vẫn luôn ở đây bất cứ khi nào bạn cần tôi…”
  3. “Tôi yêu quý bạn và tôi có thể là một nguồn động lực cho bạn. Hãy dựa vào tôi bất cứ khi nào bạn cần. Tôi muốn giúp đỡ bạn vượt qua những điều tồi tệ đó.”
  4. “Tôi có thể làm gì giúp bạn không?” (Và sau đó hãy làm điều đó, dõi theo hành trình của họ.)

Chỉ nói những điều mà bạn có thể làm. Đừng quá đề cao bản thân đến mức không thực tế. trong cơn hoảng loạn để “sửa chữa” tình hình, một số người sẽ cố gắng quá khả năng của bản thân và chỉ đưa ra những lời hứa suông để giúp người muốn tự tử cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng việc thất hứa có thể khiến trình trạng trở nên tồi tệ hơn, những hành động yêu thương chân thành, nhỏ nhặt cũng có thể mang lại hiệu quả.

Trao cho họ một cái ôm

Điều này nghe có vẻ sếm sẩm nhưng việc trao một cái ôm (kéo dài hơn 20 giây)  thường xuyên có thể khiến một người bật khóc. Đó không chỉ bởi vì họ được tiếp xúc về mặt vật lý là nhu cầu cơ bản của con người để liên quan tới thần kinh, nhưng cũng bởi vì cái ôm gửi đi thông điệp “Tôi quan tâm tới bạn, tôi nhìn thấy những vấn đề của bạn và bạn là một người quan trọng đối với tôi.”

“A hug a day keeps the demons at bay.” (Một cái ôm mỗi ngày sẽ ngăn chặn lũ quỷ.)

Không cần sử dụng từ ngữ, bạn có thể trao thông điệp chữa lành tới nơi sâu nhất của bộ não và cơ thể với một cái ôm chân thành. Cốt lõi của sự chữa lành trong toàn bộ tương tác này chỉ là sự tương tác. Sự kết nối và sự thấu cảm là những điều tốt nhất bạn có thể trao cho họ.

Dù người đó có phải là người thích ôm hay không, thì hầu hết mọi người đều sẽ dễ dàng chấp nhận nó trong khoảnh khắc dễ bị tổn thương này. Coi nó như một nhu cầu cá nhân thay vì một sự an ủi vỗ về. “Tôi có thể ôm bạn không?” hoặc “Tất cả những gì tôi muốn làm ngay bây giờ là ôm bạn. Liệu tôi có thể ôm bạn không?”

Hãy sử dụng sự hài hước và khôn ngoan

Khi một người muốn tự tử, họ thường bị mắc kẹt trong suy nghĩ đó, xem xét về những suy nghĩ và nỗi đau một cách vô cùng nghiêm túc. Cho dù họ có biết hay không, họ vẫn cần một góc nhìn mới về vấn đề của mình. Một phần mà bạn có thể trao cho họ sự thoái mái mà bạn có ngay lập tức khi bạn ở bên cạnh họ.

Điều này chỉ mang lại hiệu quả khi thực hiện sau khi lắng nghe và thấu cảm với cảm xúc thực sự của họ. Và nó cũng mang lại hiệu quả tốt nhất khi được trao đi với tình yêu thương thay vì chỉ cố gắng làm dịu cảm xúc. Một phản hồi kém hiệu quả khác mà mọi người thường có do các vấn đề cảm xúc là trở thành người kéo cảm xúc lên, ngay lập tức sẽ tránh các tình huống bằng cách làm xoa dịu tâm trạng, trở nên hài hước và vui vẻ một cách miễn cưỡng. Điều này là giả tạo và vô ích.

Hài hước không nên sử dụng như một chiến thuật để vượt qua cảm xúc thực tế của mỗi người. Nó nên là suy nghĩ chân thành xuất phát từ trái tim. Nếu cảm thấy đó là điều đúng đắn, giúp người khác nở nụ cười có thể giảm rất nhiều áp lực và gánh nặng cho họ.

Một trong những lần gần đây, một người bạn tìm tới tôi mong được giúp đỡ, cách tiếp cận này đã mang lại hiệu quả.

Đầu tiên, tôi ngồi yên lặng lắng nghe anh ấy nói và thấu cảm với những gì anh ấy đã trải qua. Anh ấy đã gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cảm thấy cô lập xã hội và không một ai quan tâm. Anh ấy đang phải đối mặt với nhiều nỗi đau hơn là anh ấy biết cách làm thế nào để đối phó.

Khi nghe tất cả chia sẻ, cảm thấy như vậy là hoàn toàn hợp lý. Tôi liên hệ với những trải nghiệm cá nhân khi ở trên bờ vực của suy nghĩ tự tử, trao cho anh ấy tình thường và lời nói rằng tôi có thể làm gì đó để giúp anh ấy.

Sau tất cả, tôi bắt đầu đi vào một số luồng suy nghĩ của anh ấy và giả định những cuộc đối thoại nội tâm tiêu cực mà họ đã từng nghe. Bất ngờ, anh ấy chuyển khóc vì đau vì đau đớn thành cười ra nước mắt chỉ trong chốc lát. Anh ấy đã không cảm thấy như vậy trong nhiều tuần.  

Khi chúng tôi kết thúc cuộc trò chuyện, vấn đề không bất ngờ được giải quyết hay đạt đến cao trào. Nhưng chúng tôi đã có sự kết nối  thông qua việc tôi có thể khiến anh ấy cảm thấy được tồn tại, được lắng nghe, yêu thương và hỗ trợ. Tôi đã theo dõi anh ấy những ngày sau đó, dành thời gian để đi chơi và anh ấy vẫn ở đây, cảm thấy biết ơn và làm tốt hơn bao giờ hết.

Dõi theo

Rất có thể người này và cuộc trò chuyện sẽ hiện lên trong đầu bạn không ngừng sau khi bạn kết thúc. Đối với cả hai phía, cách tốt nhất là thiết lập một thỏa thuận để liên hệ theo dõi. Bằng cách này, bạn có thể chạm tới tâm trí của họ (cái mà được mọi người lo lắng sẽ làm phiền hay đặt nặng lên họ) để thả lỏng.

Bao nhiêu lâu thì bạn cảm thấy tốt cho bạn để kiểm tra? Bạn sẽ làm như thế nào với điều đó? Hãy đề nghị sự hỗ trợ theo bất cứ cách nào bạn cảm thấy thật sự muốn làm (có thể đơn giản như gửi tin nhắn mỗi ngày, gọi điện hoặc xem phìm mỗi tuần một lần, đến nhà nấu cho họ một bữa tối lành mạnh và ở lại với họ) và xem họ cảm thấy được hỗ trợ tốt nhất như thế nào trong thời gian này. Cái gì mà họ cần hoặc muốn từ bạn? Cái gì có thể làm họ cảm thấy được hỗ trợ một cách tốt nhất?

Mỗi cá nhân có lẽ sẽ không nghĩ được xa hơn vào thời điểm đó, cho dù đã có bao nhiêu nỗ lực tinh thần để gợi mở ngay từ đầu. Nhưng có khả năng họ có thể điều chỉnh những thứ giúp họ cảm thấy tốt hơn.

Các cuộc gọi thông thường mang tới nhiều kết nối hơn so với tin nhắn, các cuộc gặp mặt trực tiếp rõ ràng là lựa chọn tốt nhất.

Nếu cuộc trò chuyện ban đầu ảnh hưởng đến bạn hoặc khiến bạn suy nghĩ hay truyền cảm hứng theo một cách nào đó, hãy nói với họ khi bạn cảm thấy vậy. Hãy cho họ biết cảm giác của bạn khi trải qua quá trình này và để họ cởi mở với bạn hoặc đưa bạn tới một trải nghiệm như vậy. Hãy tham gia và chia sẻ quá trình phát triển của tình huống với họ.

“If someone listens, or stretches out a hand, or whispers a word of encouragement, or attempts to understand a lonely person, extraordinary things begin to happen.” – Loretta Girzartis (Nếu ai đó lắng nghe, hoặc mở rộng vòng tay hay nói với bạn một lời động viên, cố gắng tìm hiểu một người cô đơn thì những điều phi thường sẽ bắt đầu xuất hiện.)

Hãy để họ cảm thấy được tôn trọng khi đã được tiếp cận an toàn, và được khích lệ để tiếp tục chia sẻ về bản thân. Đây là phần quan trọng nhất trong quá trình này. Hãy thể hiện sự hiện diện của bản thân, trao đi yêu thương và chuyển đổi nó, bạn sẽ đạt được nhiều hơn cứu được một mạng sống. Nếu bạn thật sự cởi mở với điều này, bạn cũng sẽ thấy mình có sự thay đổi sâu sắc. 

Một người có suy nghĩ tự sát giống như một con vật bị thương, họ có thể làm tổn thương bạn nếu bạn tiến về phía họ. Nhưng nếu bạn có thể khiến họ cảm thấy bạn ở đó để giúp đỡ họ và chữa lành vết thương, cuối cùng họ có thể thay đổi ý định.

Tiếp xúc với một người tự tử, có thể khiến bạn kiệt quệ và lo lắng về tinh thần, nhưng hãy luôn nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn. Bạn có thể cứu một ai đó, và điều gì khác có thể tuyệt vời hơn thế?

Dành riêng cho sự thành công của bạn,

Jordan

Nguồn: https://themindsjournal.com/how-to-help-a-suicidal-person/

————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/