HẠNH PHÚC LÀ MỘT CỦ CÀ RỐT

Bạn không thể ép buộc mọi người tích cực, nhưng bạn có thể dẫn dắt họ đến với nó!

Khi nói đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc, tôi là một người rất yêu thích tâm lí học tích cực và tôi sử dụng nhiều biện pháp can thiệp và bài tập của nó trong công việc lâm sàng của mình để đạt được nhiều hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, một trong những lời chỉ trích lớn nhất về việc đó là một cách thực hành trong bất kì bối cảnh nào là bạn không thể ép buộc mọi người hạnh phúc và làm như vậy chỉ để tạo ra một bầu không khí tích cực độc hại.

Sự tích cực độc hại là quan niệm cho rằng dù trải qua một tình huống khó khăn hoặc khủng khiếp đến mức nào, người ta cũng phải duy trì một tư duy tích cực, chỉ tập trung vào những điều tốt và phải duy trì trạng thái hạnh phúc. Nói tóm lại, họ không được phép khiến bản thân hoặc bất kì ai khác thất vọng vì sự tiêu cực của họ đối với vấn đề đó.

Sự tích cực độc hại có nghĩa là bạn không được phép đánh bại người khác.

Quan điểm này không chỉ có ở những người ngoài cuộc mà có thể ngay chính những người đang trải qua các tình huống khủng khiếp cũng nghĩ như vậy.

Đối với tôi, điều này cho biết nhiều về những người đưa ra lời chỉ trích hơn là bản thân lời chỉ trích này.

Hãy để tôi giải thích điều này.

Nhiều năm trước, tôi làm việc trong một công ty có giám đốc nhân sự là một người rất lịch sự, rất giỏi trong việc trích dẫn các nội quy, quy định của công ty nhưng lại thiếu sự dồng cảm, không hiểu nhiều lắm về “con người” trong lĩnh vực nhân sự.

Vào một buổi sáng thứ Hai, sau khi tôi trở lại làm việc sau kì nghỉ, người quản lí hỏi tôi có ổn không. “Có phải anh đã trải qua một đêm mệt mỏi không?” Cô ấy hỏi và nhìn tôi nghi ngờ.

“Không”. Tôi trả lời. “Nhưng tôi cảm thấy không khỏe chút nào”.

“Hmm”. Cô ấy đáp, có vẻ không hoàn toàn tin. Nhưng cô ấy để mắt đến tôi và tới giờ ăn trưa cổ quyết định cho tôi về nghỉ.

Sau khi cố gắng chợp mắt không thành công, tôi đã cố gắng đi vệ sinh. Tôi nói “đã cố gắng” vì không có gì khác ngoài một cơn đau đầu kinh khủng.

Vì không phải là một người giỏi chịu đựng đau đớn, tôi quyết định tự đi đến một phòng cấp cứu tai nạn khẩn cấp gần nhất. Khi đến nơi, tôi nói với các y tá về tình trạng của mình. Họ vội vàng đưa tôi vào xe cấp cứu và đưa tôi đến một bệnh viện phù hợp với vấn đề tôi đã trình bày.

Tôi được khuyên ở lại một đêm để kiểm tra. Nằm trong phòng bệnh, tôi tự hỏi chuyện gì đã xảy ra và gọi cho quản lí của mình để thông báo cho cô ấy. Cô ấy là người có xu hướng lặp lại thành tiếng những gì người khác nói trong khi trò chuyện (kể cả qua điện thoại), và vì vậy cuộc đối thoại của chúng tôi diễn ra như sau:

  • Tôi đang ở bệnh viện
  • “Anh đang ở bệnh viện!” Cô ấy nói với ngữ điệu của một câu cảm thán thay vì một câu hỏi.
  • Đúng vậy. Tôi được giữ lại qua đêm để kiểm tra và theo dõi.
  • Anh đang ở lại bệnh viện qua đêm để kiểm tra và theo dõi!

Và cứ tiếp tục như thế.

Giám đốc nhân sự ngồi rất gần quản lí của tôi và vì vậy đã nghe được mọi lời mà cô ấy nhắc lại với tôi. Trong lúc trò chuyện, tôi nghe thấy rõ ràng giọng của giám đốc nhân sự vọng qua điện thoại  “Nói với anh ấy rằng chúng tôi cần biểu mẫu 347B do bác sĩ của anh ấy kí để cho vào hồ sơ” hay những câu đại loại như thế.

Tôi không hài lòng với phản ứng cũng như sự thiếu đồng cảm của cô ấy. Tôi đã nói với quản lí của mình rằng họ có thể làm gì với biểu mẫu 347B, nhưng đáng buồn là cô ấy lại không lặp lại yêu cầu đó thành tiếng. 

Tôi chắc chắn rằng, trong môi trường doanh nghiệp, có những nhà quản lí nhân sự sẽ coi sẽ an lành, tích cực và hạnh phúc như một bài tập đánh dấu tick – những nhiệm vụ cần hoàn thành, ví dụ như việc quan tâm đến tình huống của tôi. Có những người hạnh phúc sử dụng hạnh phúc như một cách để trừng phạt người khác, thay vì như một phần thưởng. Họ muốn thúc đẩy mọi người hướng tới sự tích cực hơn là khuyến khích họ coi hạnh phúc như một người bạn đồng hành.

Mời vào, Mister Smith,” họ bước vào, hai tay ép chặt và mím chặt môi. “Tôi thấy các chỉ số sức khỏe của anh không đạt tiêu chuẩn.” Câu nói như một lời đe dọa. “Tôi không hài lòng với sự thể hiện của anh!” Họ muốn nói. “Hoàn thành biểu mẫu 347B và trở nên hạnh phúc ngay lập tức!” Với một ‘điều gì đó’ ẩn ý nhưng không nói thẳng ra. “Đây là một nơi tích cực; chúng tôi không quan tâm đến bất kỳ sự khốn khổ nào của bạn ở nơi này”.

Điều này thực sự độc hại, và khá căng thẳng.

Điều này đưa tôi đến một lời chỉ trích khác về tính tích cực; rằng bạn không thể làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi có điều gì đó không vui. Những người chỉ trích đã nói đúng. Vâng, đúng vậy. Như, một lần nữa, họ coi suy nghĩ tích cực như một cây gậy dày để trừng phạt người khác hơn là một cốc nước màu cam ngon ngọt treo trước mặt họ.

Cố gắng bắt ai đó làm điều gì đó họ muốn sẽ không hiệu quả và chỉ khiến họ thêm căng thẳng. Tuy nhiên, khuyến khích ai đó lùi lại một bước và nhìn nhận suy nghĩ khác đi một chút luôn là điều tốt. Nó cho phép họ nhìn nhận mọi việc khách quan hơn.

Vì vậy, hãy khách quan. Tâm lý tích cực không mong đợi, không yêu cầu và không muốn bất cứ ai bỏ qua những căng thẳng trong cuộc sống của mình. Nó không muốn ép buộc mọi người lặp đi lặp lại sự tích cực, những câu thần chú hạnh phúc và khẳng định cuộc sống khi thế giới của họ tan rã.

Trên thực tế, kỹ năng phục hồi (học cách đối phó hiệu quả với thử thách, khó khăn và tiêu cực đồng thời tập trung vào điều gì đó tích cực, hy vọng và lạc quan) là thành phần cốt lõi của tâm lý tích cực. Nó thậm chí còn được dạy cho Quân đội Hoa Kỳ và trong các môi trường doanh nghiệp trên khắp thế giới.

Không chỉ vậy, nếu bạn thực sự có nhu cầu, một nhà tâm lý học tích cực sẽ chủ động khuyến khích bạn tìm đến liệu pháp tâm lý cùng với bất kỳ biện pháp can thiệp tích cực nào mà họ đề nghị như một cách giải quyết vấn đề của bạn.

Và, ở bất kỳ cương vị nào, có thể là một nhà trị liệu, một huấn luyện viên, một giám đốc nhân sự hay cách khác, chúng ta đều có thể hiểu rằng, khi một điều gì đó khủng khiếp xảy ra,việc cảm nhận sự khủng khiếp một cách ngay lập tức thật đáng sợ.

Và vì vậy, đối với bất kỳ ai cố gắng ‘ép buộc’ suy nghĩ hạnh phúc cho người khác trong bất kỳ môi trường nào, kể cả nơi làm việc, tôi sẽ nói “không”. Đừng ép buộc. Bạn không thể ép buộc điều đó. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng các thực hành tích cực vào chính sách an sinh của mình, bạn có thể tạo ra không gian cho hy vọng, lạc quan, khả năng phục hồi và hơn thế nữa.

Đồng thời, nếu bất kỳ ai thực sự đang trải qua một điều gì đó, một chính sách phúc lợi chủ động (hoặc thậm chí, mang tính cá nhân) sẽ có thể phát hiện ra các dấu hiệu, phản ứng phù hợp và hy vọng chỉ dẫn họ đi đúng hướng.

Bạn không cần phải trừng phạt bất kỳ ai bằng các sáng kiến ​​tâm lý tích cực, nhưng bạn có thể bày chúng ra đĩa như một loạt các loại rau hấp dẫn và tốt cho sức khỏe. Sau đó, bạn có thể lùi lại, giữ im lặng và xem họ chọn cái nào.

Thật ngon miệng!

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/keeping-even-keel/202105/happiness-is-carrot

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com