ĐỪNG ĐỂ SỰ NGHI NGỜ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN

Bạn có một mối quan hệ tốt chứ? Câu hỏi này thật khó để suy ngẫm, nhưng quan trọng là phải hỏi. Tất cả chúng ta đều muốn có sự những câu truyện lãng mạn và người bạn đời hoàn hảo, nhưng trong thực tế thì mối quan hệ có thể và thường thì không như thế. Khi điều đó xảy ra, sự nghi ngờ sẽ xuất hiện.

Bạn không thể không tự hỏi: Liệu mối quan hệ của tôi có nên tốt hơn không? Tôi có nên hạnh phúc hơn không? Điều này có nên dễ dàng hơn không? Hoàn hảo hơn? Đối tác của tôi có thực sự tốt nhất cho tôi? Điều gì sẽ xảy ra nếu có thứ gì đó tốt hơn ngoài kia? Đây có thực sự là điều tôi luôn mong muốn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đối tác của tôi thực sự không phải là “một người”? Tôi có đang giải quyết không?

Các câu hỏi có thể diễn ra trong cuộc sống của riêng chúng ta, và với mỗi câu hỏi sẽ càng làm xói mòn sự tự tin của bạn. Bạn có đang hoài nghi một cách khôn ngoan hay hoàn toàn bị hoang tưởng đa nghi? Ngay cả trong những khoảnh khắc bạn nghĩ rằng mọi thứ đều tuyệt vời và bạn là một phần của một cặp đôi hoàn hảo, thì điều đó có thể giống như một ảo ảnh hoặc giống như việc bạn đang tự huyễn hoặc chính mình.

Bạn có thể đã quen thuộc với “hội chứng kẻ mạo danh”, thường được gọi là hiện tượng kẻ giả mạo trong nghiên cứu tâm lý học. Hiện tượng này chỉ những cá nhân khi thành công mà phải đối diện với với cảm giác thành tích của họ là không có thật hoặc không có giá trị và rằng một ngày nào đó năng lực thực sự của họ (kém xuất sắc hơn) sẽ được đưa ra ánh sáng. Bạn có thực sự xứng đáng được tăng lương, xứng đáng được khen thưởng hay nhận được sự ưu đãi đó không? Liệu cuối cùng bạn và các năng lực của mình có bị tiết lộ, và rằng bạn là kẻ giả mạo không?

Hiện tượng mối quan hệ mạo danh

Mặc dù hiện tượng kẻ mạo danh thường được miêu tả như một vấn đề cá nhân, nhưng những cảm nhận tương tự có thể nảy sinh trong bối cảnh của các mối quan hệ lãng mạn. Hiện tượng mối quan hệ mạo danh xảy ra khi, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ của bạn đang tốt đẹp nhưng bạn vẫn lo sợ, nghi ngờ và thiếu chắc chắn. Bạn tự hỏi liệu tất cả có vẻ quá tốt để trở thành sự thật, bạn đang thiếu điều gì hoặc có vấn đề gì mà bạn không nhìn thấy.

Không có một thước đo chính thức nào về hiện tượng mối quan hệ mạo danh. Tuy nhiên, dựa trên đánh giá về cảm giác mạo danh của các cá nhân, một người nào đó đang trải qua hiện tượng mối quan hệ mạo danh có thể sẽ đồng ý với các nhận định như:

  •         Tôi sợ mối quan hệ của mình sẽ không tốt đẹp trong tương lai.
  •         Tôi không thoải mái khi người khác nói với tôi rằng mối quan hệ của tôi tuyệt vời như thế nào.
  •         Đôi khi tôi sợ người khác nhận ra mối quan hệ của tôi thực sự thiếu thốn đến nhường nào.
  •         Tôi sợ rằng mối quan hệ của tôi sẽ đổ vỡ.
  •         Tôi lo lắng rằng những người tôi quan tâm sẽ phát hiện ra mối quan hệ của tôi không tốt như họ nghĩ.
  •         Tôi không thể không nghĩ rằng mối quan hệ của mình nên tốt hơn hiện tại.
  •         Ngay cả khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp trong mối quan hệ của tôi, tôi cũng khó tin rằng nó sẽ kéo dài.

Một số cảm giác mạo danh đến từ những tiêu chuẩn quá cao và quá tham vọng khiến bạn đánh giá thấp những dấu hiệu tích cực. Chắc chắn, mọi thứ vẫn tốt, nhưng chúng luôn có thể tốt hơn. Chúng ta coi những điều tốt đẹp là đương nhiên, nhưng vẫn phải tìm kiếm những điều đang trục trặc chứ. Bởi vì chúng ta nghi ngờ, ta lo lắng rằng bạn đời của mình hoặc những người khác (ví dụ: bạn bè và gia đình) sẽ thấy rằng mối quan hệ của ta không được như mong đợi.

Nghe có vẻ tệ đấy, nhưng đây là phần thực sự quan trọng cần nhận ra: những cảm giác gian dối đó thường bị phóng đại. Đúng rồi. Bạn có thể đang lo lắng về những vấn đề mà bạn không gặp phải, gieo rắc những nghi ngờ vô căn cứ và thậm chí đẩy bản thân đến những quyết định (ví dụ như chúng ta có nên chia tay không?) mà bạn không cần phải thực hiện. Đã đến lúc giải quyết cảm giác giả mạo trong mối quan hệ của bạn trước khi quá muộn.

Đặt lại mọi thứ trong viễn cảnh

Lùi lại, đánh giá lại và sử dụng bốn chìa khóa này để xây dựng sự tự tin trong mối quan hệ.

1/Tất cả chúng ta đều có câu hỏi.

Bạn không đơn độc khi đặt ra những câu hỏi về các khía cạnh trong mối quan hệ của mình. Mối quan hệ của bạn rất quan trọng, vì vậy, nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn không thắc mắc bất cứ điều gì về nó.

Để có cái nhìn thoáng qua về những gì mọi người thắc mắc, không cần tìm đâu xa hơn là chức năng tự động tìm kiếm trên Google. Khi bạn bắt đầu nhập vào hộp tìm kiếm, thuật toán của Google sẽ dự đoán những gì bạn có khả năng sẽ hỏi cao nhất bằng cách sử dụng hàng tỷ lượt tìm kiếm trước đó. Hãy thử bằng cách nhập những câu như: “Có phải mối quan hệ của tôi…” hoặc “Mối quan hệ của tôi đang…”

Như bạn sẽ thấy, mọi người thường tìm đến Google để tìm các câu trả lời về mối quan hệ. Những câu hỏi thắc mắc nhất của mọi người tìm kiếm thường liên quan đến các chủ đề như mối quan hệ lâu dài, tồn tại, lành mạnh, độc hại, kết thúc, đã chết, cần nghỉ ngơi và có tương lai.

Điều này có nghĩa là việc đặt câu hỏi là phổ biến và không phải là một sự phản bội hay là sai lầm tai hại. Đó là điều bình thường và là cơ hội để củng cố thêm mối quan hệ của bạn.

2/Bạn càng biết nhiều…

Mối quan hệ của bạn có thể không bắt đầu theo cách này – với những sự nghi ngờ. Ngay từ đầu, có khả năng bạn không thể tự tin hơn về người bạn đời tuyệt vời và mối quan hệ hoàn hảo của mình. Nhưng điều buồn cười về sự tự tin là nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chúng ta có ít dữ kiện hơn. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiệu ứng Dunning-Kruger.

Việc gục ngã trong tình yêu là điều dễ dàng xảy ra khi bạn không có tất cả thông tin về người mà bạn đang yêu. Những ấn tượng ban đầu chưa đầy đủ — nhưng giờ đây, bạn đã điền vào được những chỗ trống và nhìn thấy đối tác của mình rõ ràng hơn, bao gồm cả những khuyết điểm. Bạn có thể biết được rằng đối tác của mình có thói quen nhai ngấu nghiến, nóng nảy, dành quá nhiều thời gian cho công việc hoặc đơn giản là tiêu quá nhiều. Mỗi phần kiến ​​thức mới tìm thấy cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn (và thực tế hơn). Nhưng nó có thể khiến bạn tự hỏi liệu đây có phải là mối quan hệ mà bạn đã cam kết hay không.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng không có mối quan hệ hoặc đối tác nào là hoàn hảo. Có được nhiều thông tin hơn là một điều tốt vì bạn sẽ biết được về đối tác thực sự của mình — cả những khuyết điểm và toàn bộ con người họ. Nó cũng hữu ích trong việc nhận ra tốt hơn các lĩnh vực là thế mạnh mà có thể bạn đã bỏ qua.

3/Ra khỏi góc nhìn “nhị nguyên”

Các mối quan hệ rất phức tạp. Tâm trạng, suy nghĩ và động cơ của đối tác của bạn có thể không rõ ràng. Điều đó khiến cảm xúc của chính bạn dao động. Còn rất nhiều thứ phải giải quyết và khi bộ não của chúng ta phải đối mặt với sự mơ hồ và không chắc chắn, thì việc đơn giản hóa rất hấp dẫn. Rồi bạn thấy mình đang tự hỏi: “Liệu tôi đang ở trong một mối quan hệ tốt hay xấu?”

Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu mọi thứ nằm gọn trong các danh mục nhị nguyên đơn giản này. Bằng cách đó, ngay khi mối quan hệ của bạn gặp trục trặc, bạn sẽ biết rằng nó “tồi tệ”. Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, bạn có thể yên tâm rằng mình đang có một mối quan hệ “tốt đẹp”. Giá như nó dễ dàng như vậy.

Cách tiếp cận “tất cả hoặc không có gì” đó đã bỏ qua thực tế. Người bạn yêu cũng có thể là người hay gắt gỏng khi họ đi làm về hoặc họ có thể lớn tiếng húp ngũ cốc vào buổi sáng. Tương tự vậy, ngay cả đối tác tồi tệ nhất trên thế giới cũng sẽ có một số phẩm chất xứng đáng. Đối tác thích tranh luận của bạn, người yêu cầu bạn đi trên vỏ trứng xung quanh họ cũng có thể rất thú vị hoặc có sở trường làm bạn ngạc nhiên với những món quà hoàn hảo. Không ai là hoàn toàn khủng khiếp hoặc tuyệt vời vĩnh viễn.

Thay vào đó, bạn cần đánh giá cao thực tế về mối quan hệ của mình bằng cách không suy nghĩ một cách tuyệt đối, rằng chỉ một hoặc hai điều kiện. Thay vào đó, hãy thử nghĩ theo phần trăm: Bao nhiêu phần trăm thời gian là mối quan hệ của bạn tuyệt vời? Bao nhiêu phần trăm là nó không mang lại hạnh phúc? Thực tế, sẽ không phải là 100 phần trăm. Những suy nghĩ theo cách này sẽ giảm thiểu các phản ứng thái quá và cho phép bạn nhìn nhận mối quan hệ của mình rõ ràng hơn.

4/Sự so sánh là những kẻ giết người

Khi nghi ngờ nảy sinh, việc so sánh mối quan hệ của bạn với những người xung quanh là điều tự nhiên. Những cặp đôi khác đang hạnh phúc như thế nào? Họ cãi nhau bao nhiêu? Điều bạn thấy có thể khiến bạn lo lắng vì những cặp đôi khác thường trông có vẻ hoàn mỹ từ bên ngoài. Nhưng sự hoàn hảo của họ rõ ràng là một ảo tưởng. Những gì có vẻ là hoàn hảo từ xa thường không được hoàn hảo cho tới khi lại gần.

Đổ lỗi cho mạng xã hội, nếu bạn thích. Bạn đang được nhìn thấy những cuốn phim nổi bật của các cặp đôi khác. So sánh những điều đó với mối quan hệ ngoài đời 24/7 của bạn là một việc không công bằng. Các cặp đôi với tất cả những đêm hẹn hò và những bức ảnh dễ thương bên nhau chắc hẳn đang làm một điều gì đó bạn không có, phải không? Sai rồi. Nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng làm cho mối quan hệ của họ xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội không phải khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp mà là khi họ cảm thấy không an toàn. Những cặp đôi đẹp như tranh vẽ đó thực sự có thể cảm thấy mất kết nối hơn và có thể bù đắp bằng cách đăng nhiều bài viết mùi mẫn hơn. Bạn sẽ dễ cảm thấy mình giống như một kẻ giả mạo khi bạn đang đánh giá mối quan hệ của mình trên một tiêu chuẩn không thực tế.

Kết luận

Có một cách tốt hơn. Đầu tiên, hãy nhận ra rằng chắc chắn 100% là mối quan hệ của bạn (hoặc bất cứ điều gì) đều không thể hoàn hảo 100%. Mọi mối quan hệ đều có những lúc nghi ngờ và bấp bênh. Như vậy là được rồi. Điều đó không có nghĩa là mối quan hệ của bạn là một sự lừa dối hoặc sẽ thất bại. Những thiếu sót không biến mối quan hệ của bạn trở thành sự mạo danh. Đúng hơn, chúng tiết lộ những cơ hội để phát triển. Mọi người đều xứng đáng có được một mối quan hệ tuyệt vời, nhưng quá khắt khe với mối quan hệ của bạn không phải là cách để bạn đạt được điều đó. Thay vào đó, điều quan trọng là phải nhận ra rằng tất cả các mối quan hệ tuyệt vời đều cần những sự tạo dựng. Không có nghi ngờ gì về điều đó cả.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-psychology-relationships/202104/dont-let-doubts-doom-your-relationship

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com