ĐAU BUỒN SAU SỰ RA ĐI ĐỘT NGỘT CỦA NGƯỜI THÂN YÊU

Điện thoại reo lên khi gia đình chúng tôi vừa kết thúc bữa tối. Thông thường mẹ sẽ là người nghe điện thoại, nhưng vào tối hôm ấy vì một lý do không thể giải thích, bố tôi là người nghe máy. “Vâng, Donald là con trai chúng tôi”. Khuôn mặt ông ấy tái nhợt và cố với lấy chiếc ghế để đứng vững.

Ông gác máy và quay về phía mẹ tôi, với giọng run rẩy ông nói: “Là cảnh sát trưởng. Đã xảy ra một vụ tai nạn. Là Don, con đã mất”. Người mẹ tôi gập xuống, tiếng kêu đau đớn và thống khổ của mẹ tràn ngập căn phòng. Khi mẹ khóc, những âm thanh khác như nín lặng đi. Tôi nhớ tiếng khóc thống khổ đó cho đến nay.

Donald mất vì bị bắn đó là một tai nạn khi anh 18. Khi ấy tôi 12 tuổi, chị gái lớn 15 tuổi và em gái út của tôi mới 2 tuổi. Đó là đêm khởi đầu cho quá trình đau buồn của chúng tôi, ba mẹ đã cố kìm nén cho đến tận năm tiếp theo.

Dấu hiệu đau buồn thường gặp

Không có nỗi đau nào mà không thể nguôi ngoai. (không có cách nào lay chuyển được sự vững chắc các giai đoạn của sự đau buồn) Mỗi chúng ta đối mặt với sự mất mát theo cách của riêng mình. Tác giả Elisabeth Kubler-Ross xuất bản cuốn sách “Cái chết và sự chết dần” vào năm 1969, đã giải thích về năm giai đoạn cơ bản của nỗi đau buồn đã được phát triển như một mẫu hình để giúp những người bệnh hấp hối đối mặt với cái chết và sự ra đi của người thân. Bởi vậy, tác giả được biết đến nhờ công việc của bà với những người mắc bệnh nan y. Các giai đoạn đau buồn với người hấp hối cuối cùng chuyển thành các giai đoạn đau buồn cho những người ở lại đã mất đi người thân

Các tham vấn viên và nhà trị liệu, bao gồm cả tôi, nhận thấy năm giai đoạn đau buồn này rất hữu ích để hỗ trợ cho những người mới mất đi người thân. Tôi nhận thấy thân chủ của mình muốn sử dụng các giai đoạn Kubler-Ross như thước đo cho quá trình của riêng họ.

Tôi chia sẻ với thân chủ của mình các dấu hiệu phổ biến khi ta mới mất đi người thân.

  1. Không tin và shock: Cú shock ban đầu là không thể tin. Ta có thể cảm thấy rằng:”Đây có lẽ không phải là sự thật.”
  2. Đau buồn: Chấp nhận sự thật đi kèm với nó là cảm giác về sự buồn bã, đau khổ và nỗi tuyệt vọng sâu sắc.
  3. Tức giận: Bạn có thể cảm thấy giận dữ với người đó vì họ không còn ở bên bạn nữa. Bạn có thể tức giận với ông trời và sự bất công mỗi ngày
  4. Tội lỗi: Bạn có thể cảm thấy tội lỗi vì đã sống lâu hơn con của bạn hoặc tội lỗi vì những điều bạn đã nói hay chưa nói với người đã khuất.

Những người ở lại bị bỏ quên:

Cả chị gái lẫn bản thân tôi đều không hiểu về nỗi đau buồn. Trong suốt một năm đó, chúng tôi thấy ba mẹ rút lui khỏi các hoạt động xã hội bình thường và đến gần nhau hơn. Họ không chọn cách hồi tưởng hay nói về cuộc đời của Donald. Chị em chúng tôi cứ như “những kẻ bị bỏ quên” bởi phần lớn sự chú ý được đặt vào ba mẹ và đứa trẻ đã mất.

Bởi vì ba mẹ chúng tôi thu mình vào trong thế giới của riêng của họ. Chị em chúng tôi đã bị tước mất quá trình đau buồn thông thường, bao gồm cả việc hồi tưởng và nhắc đến Don. Vậy nên, ký ức về anh trai đã phai mờ theo năm tháng, chỉ còn lại chút hồi ức ngắn ngủi về Don. Thậm chí trong suốt những năm mà tôi làm việc cùng ba trên nông trại chúng tôi cũng không bao giờ nói về anh ấy. Tôi phải nói thêm, sự ra đi của anh trai không hề ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa tôi và ba.

Chị gái tôi viết một tiểu sử gia đình rằng “Ba mẹ chúng tôi mất một khoảng thời gian dài để chữa lành, ngay cả đức tin tin mạnh mẽ của họ vào Chúa cũng không thể làm vơi bớt nỗi đau này. Cuối cùng thì họ đã quay lại với cuộc sống” Tuy nhiên, rất lâu về sau ba tôi đã hối tiếc vì họ đã không quay lại “cuộc sống” sớm hơn.

Những lời nên và không nên nói với những ai đang trong nỗi đau buồn.

Những lời tốt nhất nên nói:

  1. Tôi rất tiếc vì sự mất mát bạn trải qua
  2. Nếu có gì tôi có thể làm được, hãy cho tôi biết nhé. Tôi sẵn lòng hỗ trợ bằng mọi cách
  3. Chỉ cần gọi một cú điện thoại cho tôi
  4. Đơn giản chỉ cần hiện diện. Sự hiện diện không nhất thiết bằng cách phải nói ra. Hỗ trợ tốt nhất là khi một người hàng xóm đến nhà, ngồi xuống cùng mẹ tôi, ôm bà ấy ít nhất ba đến bốn phút’ mà không nói bất cứ lời nào. Sau đó, người hàng xóm nắm lấy tay và đợi mẹ tôi mở lời.

Những lời tệ nhất:

  1. Tôi hiểu bạn cảm thấy thế nào
  2. Người ấy đang ở một nơi tốt hơn
  3. Luôn có lý do cho mọi việc
  4. Đừng hỏi “Bạn có khỏe không?” hoặc “Bạn đang đối mặt với chuyện này như thế nào?” trừ khi bạn thực sự muốn biết và sẵn lòng lắng nghe
  5. Đừng đưa ra lời khuyên

Bài học

Những kí ức phai mờ khi những người ở lại chọn cách không nhắc đến hoặc kể lại những chuyện về người đã khuất. Người còn sống có xu hướng giấu kín những kí ức và cho rằng nhắc đến hoặc cười về cuộc sống của người đã khuất là một sự thiếu tôn trọng. Người đã khuất được tôn vinh khi cuộc đời họ được giữ kín.

Cố gắng phớt lờ nỗi buồn hoặc giữ cho nó không khởi lên chỉ khiến mọi việc tệ đi về lâu dài. Bởi sự chữa lành chỉ diễn ra khi nỗi đau buồn được đối mặt và giải quyết. Mọi người đối mặt với nỗi đau theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, khóc là phản ứng thường thấy nhưng nó không phải là tất cả. Cố gắng bảo vệ người thân và bạn bè bằng cách chôn vùi cảm xúc và tỏ ra can đảm không hề giúp ích cho mọi người.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/how-help-friend/201610/grief-following-sudden-death-loved-one

————–
(***) Bản quyền bài dịch thuộc về Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả (nếu có) và nguồn là “Nguồn: Tham vấn trị liệu Tâm lý MindCare”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com
📲 https://mindcare.vn/