CÁCH KIỂM SOÁT SỰ GANH TỊ VÀ GHEN TUÔNG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

Tuy “ghen” thường được sử dụng như thể một từ đồng nghĩa với “ganh”, chúng thực chất là hai cảm xúc khác nhau. Ganh tị là sự kết hợp của khao khát có được thứ mà đối tượng bị ganh tị có, phẫn uất rằng người đó nhận được điều tốt, và cảm giác rằng người đó chưa làm được bất kì điều gì đặc biệt và chắc chắn không xứng đáng có bất cứ điều gì “nhỉnh” hơn bạn có cả.

Mặt khác, ghen tuông là một sự kết hợp của nỗi sợ mất đi những gì ta có (hay nói cách khác: tình thương, sự thể hiện tình cảm, và sự quan tâm nhận được từ một người), phẫn uất đối với “kẻ thù” nào mà đang nhắm tới gì mà bạn đang có, và phẫn uất đối với nửa kia của bạn vì không tránh xa “kẻ thù” đó.

Ganh tị và ghen tuông khác nhau về các nguyên lý cơ bản. Trong khi ghen tuông có thể hợp lý đâu đó, ganh tị lại không như vậy (ngoại trừ một số hoàn cảnh hiếm có). Ganh tị đi kèm với sự phẫn uất đối với người nào mà bạn ganh tị với những gì thuộc sở hữu hoặc những lợi thế của người đó. Nhưng thật vô lý nếu người mà bạn ganh tị đã giành được hoặc nhận được những thứ mà bạn khao khát đó chỉ để làm bạn tổn thương, hoặc làm bạn ganh tị. Chắc chắn họ chẳng nghĩ tới bạn đâu khi họ đạt được hoặc nhận được những thứ ấy. Vậy nên, sự ganh tị gần như luôn luôn là một xúc cảm không hợp lý. Ví dụ, bạn ganh tị với bạn của mình vì quỹ tiền riêng mà cậu ấy nhận được từ cha mẹ giàu có của cậu. Nhưng chắc chắn rằng việc cậu ấy nhận được quỹ tiền ấy không có liên quan một chút nào tới bạn cả.

Không chỉ có sự ghen tuông hiện lên trong các mối quan hệ tình cảm, mà còn cả sự ganh tị nữa. Thí dụ, nếu nửa kia của bạn dành nhiều thời gian với bạn thân hơn là với bạn, và điều này làm bạn cảm thấy uất ức, có vẻ như bạn đang ganh tị với bạn thân của nửa kia của bạn đó. Nếu như vậy, bạn đang cho rằng bạn thân của nửa kia đang chiếm lấy sự quan tâm và thời gian của cậu ấy, những điều mà bạn mặc định là bạn xứng đáng nhận được hơn cả.

Tương tự như cách ganh tị hiện lên trong chuyện tình cảm, sự ghen tuông cũng có thể xuất hiện ở tình bạn và mối quan hệ gia đình. Thí dụ, một người bạn khá thân của bạn dạo gần đây đi chơi với một trong những đồng nghiệp mới của bạn hơn là với bạn. Nếu như vậy, bạn có thể đang lo sợ rằng mình sẽ mất đi tình bạn đặc biệt mà bạn và người bạn khá thân ấy có (bạn đang mặc định điều này). Đây là sự ghen tuông. Đồng thời, có lẽ bạn đang ganh tị cả người đồng nghiệp kia nữa bởi vì cô ấy được dành nhiều thời gian và nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn của bạn hơn là bạn.

Nếu chỉ có một chút thôi thì sự ghen tuông và ganh tị được coi là những yếu tố hết sức bình thường của mọi chuyện tình cảm, tình bạn thân, và mối quan hệ gia đình. Một chút ghen tuông thậm chí có thể thêm lửa và nhiệt huyết cho một mối quan hệ chớm nở.

Ngược lại, khi sự ghen tuông và ghen tị được thổi phồng lên thì chúng lại mang tính chất phá hoại. Vậy thì làm như thế nào khi những cảm xúc tiêu cực này đe doạ mối quan hệ tình cảm, tình bạn, hoặc các mối quan hệ gia đình đây?

Sau đây là các phương pháp bạn có thể cân nhắc để đối đầu với các mối lo về sự ghen tuông hoặc ganh tị của chính bản thân mình.

 

Tránh những hành động xuất phát từ sự ghen tuông hoặc ganh tị

 

Nhiều người trong chúng ta có thói quen hành động theo cảm tính. Ta cười khi ta vui, mà không phải khi ta buồn, cáu bẳn, hay giận dữ. Tất nhiên thì chúng ta thỉnh thoảng cũng có kiểm soát cảm xúc của mình. Kể cả nếu bạn có bị bạn gái đá một cách phũ phàng vào đêm hôm trước một buổi phỏng vấn quan trọng thì bạn cũng sẽ không tới buổi phỏng vấn với vẻ ngoài sụt sùi, khóc lóc. Bạn sẽ bước vào với một nụ cười thật tươi. Ví dụ này cho thấy, kể cả khi hành động trái lại cảm xúc có trái lại với tự nhiên thế nào đi chăng nữa, ta vẫn có thể làm điều này một cách hết sức bình thường.

Những cơn ghen tuông và ganh tị nổi đình, nổi đám mà lại còn thường xuyên thì chỉ có khả năng phá hoại mối quan hệ của bạn khi bạn cư xử theo những cảm xúc này mà thôi. Thế nên, nếu bạn có thường xuyên cảm thấy vô cùng ghen tuông và ganh tị, bạn vẫn còn khả năng ngăn cản những cảm xúc này phá huỷ chuyện tình cảm của mình đấy. Hãy cảm nhận, nhưng đừng hành động.

Nếu không thể kiểm soát được, hãy thử bày tỏ cảm xúc của mình với nửa kia, người bạn, hoặc thành viên trong gia đình ấy. Nhỡ đâu họ có thể giúp ích được. Nhưng đừng cố làm điều ấy khi bạn đang bị chi phối lớn bởi những cảm xúc tiêu cực kia. Hãy đợi tới lúc bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

 

Tìm lại sự tự tin về bản thân

 

Sự ghen tuông thường song hành với mức tự tin về bản thân thấp và những vấn đề về sự tự ti nhất định. Nếu bạn không cho rằng mình xứng đáng nhận được tình cảm và sự quan tâm từ nửa kia, bạn bè hay người thân thì bạn sẽ luôn đòi hỏi họ phải khẳng định những điều ấy dành cho bạn. Thể hiện mình là một người luôn đòi hỏi như vậy có thể sẽ huỷ hoại mối quan hệ của bạn. Và chỉ cảm thấy xứng đáng với tình cảm và sự quan tâm của người khác khi họ nói với bạn rằng họ thương yêu hay quan tâm bạn rõ ràng không phải là một lối sống lành mạnh.

Nếu bạn có thể thấy mình ở những điều này thì bạn cần cố gắng tìm lại giá trị của bản thân và sự tự tin bản thân một cách nghiêm túc (hoặc thậm chí có thể là đạt được những điều này lần đầu tiên trong đời). Nếu bạn không tự làm điều này, hãy tìm tới sự trợ giúp từ các nhà chuyên môn.

 

Giải quyết những xu hướng ái kỷ của bản thân

 

Trong khi khả năng dễ ghen tuông liên hệ trực tiếp với mức tự tin bản thân thấp, xu hướng ganh tị liên tới tính ái kỷ. Mức độ ái kỷ càng cao thì bạn càng mặc định sẵn rằng mình nghiễm nhiên phải nhận được sự quan tâm và trọng vọng từ những người xung quanh.

Nếu một người ái kỷ mà không nhận được sự quan tâm mà họ tưởng rằng họ đáng lẽ ra phải nhận được, họ thường dễ phản ứng với sự phẫn nộ để che lấp sự ganh tị của mình. Sự ganh tị ẩn dưới sự phẫn nộ này là một “tai nạn ái kỷ”. Tai nạn ái kỷ báo hiệu rằng người ái kỷ cảm thấy khó chịu tột độ khi họ không nhận được tất cả sự quan tâm và trọng vọng từ người khác. Biểu hiện phẫn nộ là một phản ứng với tai nạn ái kỷ ấy và còn được gọi là “cơn phẫn nộ ái kỷ”.

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-mysteries-love/202101/how-manage-envy-and-jealousy-in-your-relationships

——-
Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần được hỗ trợ:
☎️ 0828.77.22.33 (Dịch vụ Tham vấn Trị liệu, Đánh giá Tâm Lý) / 0877.16.33.66 (Dịch vụ Hướng nghiệp, Tâm Lý cho Doanh nghiệp & Học đường)
📧 tamlymindcare@gmail.com